Covid – 19 đang là mối lo ngại của nền tài chính toàn cầu. Các nhà nghiên cứu đang tìm mọi cách để có thể ngăn cản nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Mới đây, Singapore phát hiện một ổ dịch lớn tại một khu chợ. Trung tâm Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Singapore (NCID) đã đưa ra kết luận, sự lây nhiễm bùng phát lại xuất phát từ thói quen tiêu dùng, một hành vi khá phổ biến của người dân. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay hành động này và cách Singapore loại trừ nguy cơ như thế nào.
Nguy cơ lây nhiễm Covid 19 từ 1 hành động phổ biến
Nguy cơ lây Covid – 19 từ 1 hành động phổ biến ở chợ và siêu thị là điều mà các nhà khoa học Singapore cảnh báo trong nghiên cứu mới công bố của NCID.
Những người nhiễm Covid – 19 ở chợ và khu ẩm thực Bukit Merah View hồi tháng 6 có 3 đặc điểm chung: Họ chưa tiêm vaccine, không đeo khẩu trang đúng cách và thường xuyên chạm vào trái cây, rau củ.
Đó là những phát hiện trong một nghiên cứu của Trung tâm Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Singapore (NCID) về ổ dịch ở khu chợ với 94 ca bệnh, khiến toàn bộ 182 quầy đóng cửa trong 2 tuần – Straits Times đưa tin.
Đây từng là ổ dịch lớn nhất Singapore trong một khoảng thời gian, với nhiều ổ nhỏ hơn nổi lên sau đó ở các khu nhà kế cận. Bộ Y tế Singapore đã tiến hành nhiều đợt xét nghiệm cho hơn 200.000 cư dân.
Để thực hiện nghiên cứu, các nhà khoa học còn phỏng vấn những người chịu ảnh hưởng do đóng cửa chợ, bao gồm cả khách hàng và chủ quầy, Tiến sĩ Matthias Toh, giám đốc Cơ quan Dịch tễ và Sức khỏe Cộng đồng Quốc gia cho hay.
Họ đã xem xét kỹ ổ dịch ở chợ bởi số lượng lớn người cao tuổi thường xuyên qua lại ở khu vực này và phải chịu nhiều ảnh hưởng từ ổ dịch, Giáo sư Leo Yee Sin, giám đốc NCID cho biết.
Những người ít vào chợ thì ít khả năng bị nhiễm Covid-19 hơn. “Vấn đề này là thường thức”, bà Leo Yee Sin nói, “Nếu anh ở tâm dịch lâu thì đương nhiên khả năng nhiễm virus của anh sẽ cao hơn”.
Làm gì để loại trừ nguy cơ?
Chuyên gia Singapore chỉ ra nguy cơ lây Covid “không ngờ” ở chợ, siêu thị – điều gần như ai cũng làm. Trên thực tế, giải pháp cho nguy cơ này rất đơn giản.
Giáo sư Dale Fisher của Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore cho rằng điều quan trọng nhất là các quy tắc vệ sinh cơ bản: “Hãy rửa rau củ trước khi ăn; thường xuyên rửa tay và tránh chạm lên mặt. Đó là những nguyên tắc cơ bản mà chúng ta đã học ngay từ bé”.
“Những người thường xuyên đi chợ có thể mang theo nước rửa tay cá nhân và sát khuẩn tay trước khi chạm vào rau củ quả”, Tiến sĩ Toh khuyến cáo, “Sau đó, họ có thể sát khuẩn tay thêm lần nữa. Hành động này bảo vệ không chỉ bản thân họ, mà cả cộng đồng”. Ngoài ra những ai sử dụng khẩu trang dùng nhiều lần; không phải khẩu trang y tế thì nên giặt thường xuyên.
Những thói quen này cũng nên được áp dụng trong siêu thị, nơi khách hàng thường xuyên chọn lựa các thực phẩm tươi sống, giáo sư Leo nói.
“Những món đồ mà càng nhiều người muốn chạm vào trước khi quyết định mua – là những món mà ta cần đặc biệt chú ý bởi đó có thể là nguồn lây nhiễm”.
Có cần hạn chế chạm vào rau củ hoặc đeo găng tay hay không?
Để trả lời cho câu hỏi này, Giáo sư Dale Fisher cho rằng: Không cần hạn chế chạm vào rau củ hoặc đeo găng tay. Thậm chí, găng tay còn là phương tiện gây trở ngại cho vấn đề vệ sinh tay.
“Khi đeo găng tay liên tục, người ta vẫn chạm vào túi đeo, vào mặt mũi và điện thoại. Nếu có virus trên găng tay thì bạn cũng có thể bị nhiễm từ những nguồn khác”, ông Fisher nói.
Ngoài ra, găng tay còn có thể gây lây lan virus nếu người đeo găng nghĩ găng tay bảo vệ mình và trở nên lơ là hơn với thao tác vệ sinh tay; Giáo sư Teo Yik Ting của Đại học Y tế Công cộng Saw Swee Hock cảnh báo. “Thường xuyên rửa tay tốt hơn nhiều”, ông nói.
Điều đặc biệt về nghiên cứu này là thao tác mua cá không được coi là một yếu tố rủi ro; mặc dù người ta thường xuyên phải xử lý cá ở chợ; Giáo sư Tambyah nhận định: “Tôi nghĩ lý do là ai cũng rửa tay sau khi xử lý cá. Việc này cho thấy tầm quan trọng của vệ sinh tay”.
Điều cần phải lưu ý
Nghiên cứu của Trung tâm Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Singapore; không khẳng định rau củ trong chợ là nguồn gốc gây ra ổ dịch ở Bukit Merah View; mà họ chỉ đưa ra các phát hiện về một nguy cơ tiềm tàng; ở một trong những nơi cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho người dân.
Giáo sư Fisher cho rằng lây truyền qua đồ vật; có thể không phải phương thức lây truyền phổ biến nhất. Nguyên nhân còn có thể bởi sự đông đúc; các bề mặt lạnh mà virus có khả năng tồn tại trong môi trường; và thói quen đeo khẩu trang không đúng quy cách.
Tuy nhiên, lây truyền qua đồ vật từ những thiết bị dùng chung ở chợ; siêu thị như nhà vệ sinh; bồn rửa tay hoặc hành động trao đổi tiền mặt thì có thể xảy ra.