Ở vương quốc chùa chiền như đất nước Myanmar, hẳn bạn sẽ khó có thể tham quan và cảm nhận hết được vẻ đẹp và sự độc đáo của từng công trình tôn giáo. Tuy nhiên, khi có dịp du lịch Myanmar, bạn không được bỏ qua việc đến tham quan và thưởng thức vẻ đẹp của những ngôi chùa nổi tiếng tại đây. Ngôi chùa ở đây là một ngôi tháp hình trụ, xung quanh được dát vàng hoặc sơn son thếp vàng. Vào ban đêm, những ngôi đền này cũng được thắp sáng rực rỡ, khiến chúng trở nên đặc biệt bắt mắt trên bầu trời đêm.
Những ngôi chùa dát vàng tại Myanmar
Có thể nói, đi đến đâu trên đất nước Myanmar chúng ta cũng có thể nhìn thấy những ngôi chùa và tháp cổ kính; cùng bề dày lịch sử và văn hóa truyền thống được bảo tồn và lưu giữ nguyên vẹn.
Đặc biệt, tuy không được mệnh danh là “Đất nước chùa vàng”; nhưng hầu hết các ngôi chùa của Myanmar đều được dát vàng, đính kim cương hoặc gắn đá quý. Trong đó điển hình nhất là Chùa Vàng Shwedangon; hay còn gọi là Chùa Vàng Yangon – di sản văn hóa nổi tiếng và linh thiêng bậc nhất; và là niềm kiêu hãnh của người dân Myanmar.
Chùa Vàng Shwedangon có niên đại trên 2.600 năm tuổi và tọa lạc uy nghi trên đỉnh đồi Singuttara; với những bậc thang dẫn lên ở cả 4 hướng. Dấu ấn nổi bật của ngôi chùa chính là tòa tháp vàng khổng lồ cao 100m; toàn bộ các tượng Phật, ngọn tháp và các nơi khác trong chùa được dát bằng 80 tấn vàng.
Nơi lưu trữ những báu vật thiêng liêng của tín đồ phật giáo
Hơn thế, ngôi chùa có một không hai trên thế giới này còn được biết đến là nơi lưu giữ 4 báu vật thiêng liêng với tín đồ Phật giáo; đó là cây gậy của Phật Câu Lưu Tôn, lọc nước của Phật Câu Na Hàm; 1 mảnh áo của Phật Ca Diếp và 8 sợi tóc của Phật Thích Ca.
Ngoài Chùa Vàng Shwedangon nổi tiếng; Myanmar còn hàng chục nghìn ngôi đền chùa lớn nhỏ khác nằm rải rác trên khắp quốc gia này; như: Chùa Kyaik Pun ở thành phố Bago, Đền Ananda Pahto, Chùa Shwesandaw; Đền Lawkaoushaung ở cố đô Bagan, Hang Pindaya ở Myelat, Chùa Shwe Oo Min Paya ở Kalaw, Chùa Kyaiktiyo bang Mon, Chùa Mahamuni Paya ở Mandalay; Chùa Uppatasanti ở thành phố Naypyitaw (thủ đô mới của Myanmar)…
Đôi nét về Phật giáo tại Myanmar
Người dân Myanma sùng đạo Phật, tại bất kỳ thành phố, thị xã nào; đều có ít nhất một ngôi chùa và một tu viện Phật giáo. Đạo Phật có ảnh hưởng rất lớn ở Myanma; cuộc sống của người dân không tất rời các nghi lễ Phật giáo. Mùa chay Phật giáo cũng được ghi trên lịch của Myanma là ba tháng mùa mưa, tương đương với thời gian từ tháng 7 đến tháng 10 dương lịch. Trong thời gian đó có các hoạt động ăn chay, cưới xin, chuyển nhà thường được hoãn lại.
Trong các tín đồ Phật giáo ở Myanma có 99% là người Miến, người Shan và người Karen. Cả nước Myanma có khoảng 500.000 tăng ni. Đạo Phật ở Myanma theo dòng Theravada, là Phật giáo Nguyên thủy – tức dòng Phật giáo Tiểu thừa, giáo phái Nam Tông. Sự tu hành của các sư cũng giống như Phật giáo tại Thái Lan, Lào, Sri Lanka, Campuchia: các sư không ở chùa mà ở thiền viện, buổi sáng hằng ngày đi khất thực, không ăn chay và chỉ được ăn từ khi mặt trời mọc đến trước 12h trưa, sau 12h trưa đến sáng hôm sau tuyệt đối không được ăn.