Có nên tin theo nhân viên môi giới chứng khoán? Đây là câu hỏi khá nhiều nhà đầu tư đặt ra khi giao dịch chứng khoán trên sàn. Việc có nhân viên môi giới chứng khoán chăm sóc là một bước khởi đầu khá tốt với những nhà đầu tư mới. Tuy nhiên việc có nghe theo lời của nhân viên chứng khoán không lại cần bàn lại. Tất nhiên nếu chưa có một chút kinh nghiệm nào thì việc tin nhân viên môi giới sẽ tránh lỗ nặng. Nhưng với kinh nghiệm phong phú hơn bạn có thể lựa chọn theo kinh nghiệm lướt sóng của mình.
Nhân viên môi giới chứng khoán là ai?
Khi mới mở tài khoản tại Công ty chứng khoán thì nhân viên môi giới thường sẽ là người trực tiếp hỗ trợ chúng ta trong quá trình đầu tư. Từ các thao thác đặt lệnh, nạp rút tiền trên tài khoản. Giới thiệu các dịch vụ liên quan, thậm chí là “phím hàng” cho nhà đầu tư mới. Do vậy, thường thì nhà đầu tư mới sẽ cảm thấy dễ dàng hơn khi bắt đầu tham gia thị trường. Môi giới chứng khoán có thể là tổ chức, công ty hay cá nhân đứng ra đại diện, bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Nhiệm vụ của họ là tiến hành các giao dịch. Theo dõi, phân tích thông tin, từ đó đưa ra những lời khuyên đầu tư. Hướng đi thích hợp để giúp khách hàng đưa ra quyết định và nâng cao tỉ suất lợi nhuận.
Stock broker hay brokerage là thuật ngữ dùng để chỉ môi giới chứng khoán. Họ có nhiệm vụ đại diện cho khách hàng là cá nhân hoặc một tập thể để thực hiện các giao dịch mua hoặc bán cổ phiếu, trái phiếu với những sàn giao dịch chứng khoán hoặc những nhà tạo lập thị trường. Vậy, chúng ta có nên dựa vào những thông tin môi giới chứng khoán cung cấp để ra quyết định đầu tư? hay làm theo y trang những gì mà môi giới mách bảo? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây?
Nên nghe theo lời khuyên của nhân viên môi giới chứng khoán hay không?
Để trả lời cho câu hỏi: Có nên nghe lời môi giới chứng khoán? Chúng tôi xin chia sẻ 1 câu chuyện là kinh nghiệm xương máu của anh T như sau. “Những ngày đầu tham gia chứng khoán anh T đã nghe lời khuyến nghị mua cổ phiếu P của một nhân viên môi giới chứng khoán. Anh T mua cổ phiếu P đó và lãi được khoảng 10% sau 1 tuần. Nhân viên môi giới liên hệ bảo anh T bán cổ phiếu đó đi để chốt lãi. Vì lãi 10% sau 1 tuần là tốt lắm rồi.
Anh T tiếp tục nghe lời và bán cổ phiếu P đó đi, sau 1 thời gian, anh vào lại để xem giá cổ phiếu P. Kết quả là: Lúc anh T bán, cổ phiếu P tiếp tục tăng. Nếu lúc đó không bán thì anh đã lãi được khoảng 30% rồi. Anh T cảm thấy hối tiếc vì bán non, nếu cứ kiên trì nắm giữ cổ phiếu thì anh đã lãi nhiều hơn. Từ đó T kiên định với nguyên tắc đầu tư của mình => chỉ bán khi nào biểu đồ xuất hiện tín hiệu bán”.
Vì sao nhân viên môi giới lại tư vấn không đúng sự thật?
Vì họ cũng có nỗi khổ riêng: Bị sếp ép doanh số. Họ phải khuyến nghị khách hàng mua bán liên tục, để thu phí giao dịch. Điều này giúp Công ty chứng khoán có lợi nhuận (trả lương cho nhân viên và các chi phí hoạt động khác). Điều này chúng ta cũng cần thông cảm cho họ, vì họ cũng cần mưu sinh.
Bài học: Nếu nhân viên môi giới cung cấp thông tin thị trường cho bạn. Thì bạn hãy cứ vui vẻ đón nhận, có nhiều thông tin rất đáng để tham khảo. Nhưng QUYẾT ĐỊNH MUA BÁN nằm ở bạn. Bạn phải có lập trường của chính mình. Phải sáng suốt khi đưa ra lựa chọn, bằng cách trang bị những kiến thức cơ bản về đầu tư, về thị trường… Chứ đừng chỉ nghe khuyến nghị gì của nhân viên môi giới chứng khoán cũng làm theo.
Câu hỏi: Có nên dùng dịch vụ ủy thác cho nhân viên quản lý tài khoản giúp mình? Câu trả lời là KHÔNG. Cũng giống như tài khoản ngân hàng cá nhân của bạn. Bạn có dám ủy thác cho người khác quản lý hay không? Vì vậy, khi mở tài khoản, nếu nhân viên mời bạn sử dụng thêm dịch vụ khác. Bạn chỉ cần nói: “Tôi chỉ muốn mở tài khoản chứng khoán loại cơ bản nhất, phí giao dịch thấp nhất. Sau này nếu cần gì thêm thì tôi sẽ xem xét đăng ký”
Kết luận về những câu hỏi trên
Đó là câu trả lời cho câu hỏi: Có nên nghe lời nhân viên môi giới chứng khoán hay không? Những gì môi giới chứng khoán cung cấp đều có tính chất tham khảo. Bạn không nên vội vã hành động theo. Mà nên dựa vào kiến thức mình học được để phân tích và chọn thời điểm mua bán hợp lý. Để đi đường dài với nghề đầu tư chứng khoán bạn cần trang bị kiến thức cho riêng mình. Đặc biệt là những kiến thức nền tảng và cơ bản nhất về đầu tư; về thị trường và các doanh nghiệp như mình đã hướng dẫn trên Blog. Hoặc bạn có thể tham khảo khóa học đầu tư chứng khoán cơ bản cho người mới (bằng video) bên dưới để tiết kiệm thời gian và chi phí.