Vừa qua, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 58/2021/TT-BTC vào ngày 12/7/2021. Một phần nội dung của thông tư này có sự hướng dẫn về một số điều trong Nghị định số 158/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ. Về thị trường chứng khoán phái sinh và chứng khoán phái sinh. Ngoài ra, trong thông tư này có quy định rõ các nguyên tắc thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh mà các nhà đầu tư cần phải nắm rõ. Mời bạn đọc bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm hiểu rõ hơn về thông tư này nhé.
Thông tư mới của Bộ tài chính về nguyên tắc thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh cho nhà đầu tư
Theo Điều 9, Thông tư số 58/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính, kể từ ngày 27/8/2021. Hoạt động thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh cho nhà đầu tư. Bao gồm thanh toán lãi lỗ vị thế và thanh toán khi thực hiện hợp đồng.
Cụ thể, đối với trường hợp thanh toán lãi lỗ vị thế. Tại các ngày giao dịch trước ngày giao dịch cuối cùng. Giá trị khoản thanh toán lãi lỗ vị thế được xác định hàng ngày. Trên cơ sở các vị thế mở trên tài khoản giao dịch của nhà đầu tư. Và chênh lệch giữa giá thanh toán cuối ngày. So với giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch liền trước. Hoặc chênh lệch giữa giá thanh toán cuối ngày so với giá thanh toán (đối với vị thế vừa mở trong ngày);
Chênh lệch giữa giá thanh toán so với giá thanh toán cuối ngày. Của ngày giao dịch liền trước (đối với trường hợp đóng vị thế trước hạn). Hoặc chênh lệch giữa giá thanh toán đóng vị thế. So với giá thanh toán mở vị thế (đối với trường hợp mở và đóng vị thế trong cùng ngày giao dịch).
Giá trị khoản thanh toán lãi lỗ vị thế được xác định như thế nào?
Tại ngày giao dịch cuối cùng, giá trị khoản thanh toán lãi lỗ vị thế. Được xác định trên cơ sở các vị thế mở trên tài khoản giao dịch của nhà đầu tư. Và chênh lệch giữa giá thanh toán cuối cùng so với giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch liền trước. Hoặc chênh lệch giữa giá thanh toán cuối cùng so với giá thanh toán (đối với vị thế vừa mở trong ngày). Hoặc chênh lệch giữa giá thanh toán. So với giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch liền trước (đối với trường hợp đóng vị thế trước hạn). Hoặc chênh lệch giữa giá thanh toán đóng vị thế. So với giá thanh toán mở vị thế (đối với trường hợp mở và đóng vị thế trong cùng ngày giao dịch cuối cùng).
Cần lưu ý rằng, giá thanh toán cuối ngày, giá thanh toán cuối cùng. Được công bố trên trang thông tin điện tử của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Trong trường hợp thanh toán khi thực hiện hợp đồng. Đối với hợp đồng thanh toán dưới hình thức bằng tiền. Thì việc thực hiện hợp đồng được hoàn tất khi hoàn tất thanh toán lãi lỗ vị thế của ngày giao dịch cuối cùng.
Đối với hợp đồng thanh toán dưới hình thức chuyển giao tài sản cơ sở. Thì việc thực hiện hợp đồng được hoàn tất khi nhà đầu tư bên bán phải chuyển giao tài sản cơ sở. Hoặc tài sản có thể chuyển giao theo quy định. Và nhà đầu tư bên mua phải thực hiện thanh toán tiền. Theo các điều khoản tại hợp đồng và quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Hoặc nhà đầu tư hoàn tất việc thanh toán khoản tiền bồi thường (nếu có). Theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 11 Thông tư số 58/2021/TT-BTC.
Thống kê tổng khối lượng giao dịch thị trường phái sinh trong 6 tháng đầu năm 2021
Việc thanh toán được thực hiện trên tài khoản tiền gửi ký quỹ, tài khoản chứng khoán ký quỹ của nhà đầu tư. Hoạt động thanh toán được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Thành viên bù trừ phối hợp thực hiện theo quy định tại các khoản 3, 4 Điều 11 Thông tư số 58/2021/TT-BTC.
Liên quan đến thị trường chứng khoán phái sinh. Theo thống kê của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, tính trong 6 tháng đầu năm 2021. Tổng khối lượng giao dịch trên thị trường phái sinh đạt 22.664.678 hợp đồng. Tương ứng khối lượng giao dịch bình quân 190.318 hợp đồng/phiên, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tháng 6 có khối lượng giao dịch bình quân lớn nhất đạt 212.145 hợp đồng/phiên.
Về thị phần môi giới chứng khoán phái sinh, tính đến hết ngày 30/6/2021. Thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam có 22 CTCK thành viên. Trong quý II/2021, thị phần môi giới trên thị trường chứng khoán phái sinh. Ciến động không đáng kể so với quý I/2021. Chủ yếu tập trung ở top 5 công ty chứng khoán: VPS, HSC, VnDirect, SSI, và MBS.
Công ty quản lý quỹ cần đáp ứng điều kiện gì để được đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh?
Theo Nghị định số 158/2020/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh. Và thị trường chứng khoán phái sinh vừa được Chính phủ ban hành. Công ty quản lý quỹ phải đáp ứng một số điều kiện nhận định. Để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh.
Cụ thể, theo khoản 3, điều 4, Nghị định số 158/2020/NĐ-CP. Công ty quản lý quỹ phải có vốn điều lệ, có vốn chủ sở hữu tối thiểu từ 25 tỷ đồng trở lên. Đồng thời, giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) phụ trách nghiệp vụ. Và tối thiểu 05 nhân viên cho hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán phái sinh. Có chứng chỉ hành nghề chứng khoán và chứng chỉ chuyên môn. Về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh.
Bên cạnh đó, công ty quản lý quỹ còn phải có tỷ lệ vốn khả dụng đạt tối thiểu 220%. Liên tục trong 12 tháng gần nhất; thực hiện trích lập đầy đủ các khoản dự phòng theo quy định của pháp luật. Không có lỗ trong 02 năm gần nhất. Không đang trong quá trình tổ chức lại, giải thể, phá sản. Không đang trong tình trạng đình chỉ hoạt động, tạm ngừng hoạt động. Theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.