Nếu bạn là người đã có gia đình, công việc ổn định hoặc bạn mới chỉ là sinh viên mới ra trường, mới kiếm được việc làm thì chắc hẳn bạn cũng có những khoản nợ ở đâu đó. Theo thống kê ở Mỹ, có rất nhiều người phải chi trả những khoản nợ không tên hàng tháng chính bởi thói quen chi tiêu bất hợp lý của chính họ và gia đình họ. Vậy những thói quen đó là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay để bạn có thể thoát khỏi những khoản nợ một cách nhanh chóng nhé.
Nợ là nguyên nhân chính dẫn đến căng thẳng
Theo CNBC, dù nợ nần là nguyên nhân chính gây ra căng thẳng cho người Mỹ, không có nhiều người sẵn sàng từ bỏ những thói quen hay tiện nghi cuộc sống hàng ngày để thanh toán hóa đơn.
Tổ chức Tally đã thực hiện khảo sát trên 2.000 người trưởng thành tại Mỹ (1.500 người trong số này đang mắc nợ) về những sản phẩm hoặc dịch vụ họ không muốn từ bỏ trong một năm để được xóa nợ.
Hơn một nửa (khoảng 52%) cho biết sẽ không từ bỏ hay giảm bớt các dịch vụ điện thoại đang sử dụng, 49% khẳng định vẫn mong muốn hoặc duy trì quyền sở hữu một chiếc ô tô và 34% sẽ không hạn chế ăn bên ngoài.
Tally cũng nhận thấy khoảng 30% đang tiếp tục duy trì các dịch vụ phát sóng trực tuyến và 28% vẫn tiếp tục đi du lịch trong nửa cuối năm 2021, ngay cả khi việc cắt giảm các khoản chi này sẽ giúp họ thoát khỏi nợ nần.
Tuy nhiên, nếu bạn đang đặt mục tiêu lớn nhất trong năm nay là trở thành người hoàn toàn tự do về tài chính; đã tới thời điểm cần phải nghiêm túc xác định những khoản chi cần giảm thiểu hoặc từ bỏ. Douglas Boneparth, chủ tịch và nhà sáng lập Bone Fide Wealth; chia sẻ với CNBC: “Mọi người cần phải suy nghĩ về ‘trò chơi dài hạn’. Đây là cuộc chạy marathon giành được chiến thắng nhờ tính kỉ luật và nhất quán.”
5 khoản chi tiêu phải từ bỏ ngay để sớm hết nợ nần
Dưới đây, hãy cùng xem 5 khoản chi phí được các chuyên gia CNBC cho rằng nên cắt giảm ngay hôm nay để thanh toán các hóa đơn và xóa nợ vào năm 2021.
Nếu xóa sạch nợ nần là mục tiêu tài chính của bạn trong năm 2021 thì 5 khoản chi tiêu này chắc chắn là thứ phải gạt bỏ đầu tiên.
Từ bỏ thói quen đi ăn ở bên ngoài
Dù 34% người Mỹ khẳng định sẽ không từ bỏ thói quen ăn uống bên ngoài để thoát nợ; các chuyên gia lại khẳng định chính việc tới nhà hàng hay đặt đồ ăn hàng ngày; là nguyên nhân hàng đầu gây ra phát sinh chi phí cũng như tăng nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.
Nếu bạn chi 10 USD cho bữa sáng và 15 USD cho bữa trưa; thì bạn sẽ mất 125 USD mỗi tuần và 6.000 USD mỗi năm chỉ cho việc ăn uống. Ryan Marshall, nhà lập kế hoạch tài chính tại Ela Financial Group cho biết: “Nếu bạn chuẩn bị bữa trưa và cắt giảm một nửa chi tiêu; số tiền tiết kiệm được hàng năm có thể lên tới 3.000 USD”.
Đối với những người ra ngoài ăn tối cả vào cuối tuần, “vấn đề sẽ trở nên tồi tệ hơn”, Marshall nói thêm.
Sử dụng các dịch vụ đăng kí theo tháng một cách thông minh
Khi nói đến tiết kiệm tiền, khởi đầu lí tưởng nhất là xem xét lại ngay số lượng các dịch vụ hàng tháng mà bạn đã sử dụng trong thời gian qua.
“Mọi người đều nói về các dịch vụ này và đó là sự thật. Lần cuối cùng bạn xem xét chi phí định kì này là khi nào?”, bà Priya Malani, người sáng lập và Giám đốc điều hành của Stash Wealth cho biết.
Các dịch vụ như thẻ phòng tập gym, truyền hình cáp hay Netflix có thể khiến tổng chi phí gia tăng chóng mặt. Dù một vài USD ở đây và ở kia có vẻ không nhiều nhưng bạn sẽ cảm thấy sức nặng của ‘chút tiền lẻ’ đó vào cuối năm. Một gói đăng ký Netflix tiêu chuẩn có giá 12,99 USD/ tháng, cộng thêm hơn 150 USD cho mỗi năm.
Ngoài ra, bạn có thể vẫn đang trả tiền cho các dịch vụ hàng tháng định kì mà bạn không còn sử dụng. Theo Wall Street Journal, một phóng viên cho biết đã trả 15 USD/ tháng trong ba năm cho một dịch vụ fax điện tử mà cô chỉ sử dụng duy nhất 2 lần.
“Tổng cộng là 240 USD,” cô viết. “Với số tiền đó, tôi có thể mua 20 cuộn giấy fax hoặc 10 máy fax đã kích hoạt.”
Nếu cảm thấy việc hủy các dịch vụ này quá khó khăn, bạn cũng có thể tìm kiếm các lựa chọn thay thế hợp lí hơn như chia sẻ tài khoản Netflix với bạn bè hoặc chi trả cho dịch vụ tập gym theo giờ thay vì đăng ký hợp đồng kéo dài một năm. Những cách này có thể giúp bạn giảm bớt gánh nặng về mặt tài chính.
‘Mua sỉ’ – mua số lượng lớn chưa chắc đã là đúng
Mua đồ gia dụng hay nhu yếu phẩm với số lượng lớn là một khoản chi tiêu được nhiều người đánh giá là cách thức tiết kiệm, đặc biệt là trong mùa giãn cách xã hội hiện nay. Tuy nhiên, thực tế thì không.
Đó là bởi những người mua sắm với số lượng lớn thường mua nhiều hơn mức cần thiết để tiết kiệm. “Khoản tiết kiệm ngắn hạn mà bạn nghĩ là có lợi không phải lúc nào cũng chính xác,” bà Malani nói. “Thay vì mua bộ 12 pin với giá 25 USD khi bạn chỉ cần hai cục pin AA; hãy mua bộ 2 pin có giá 5 USD và dùng 20 USD còn lại để trả nợ. Đó là giải pháp hợp lí hơn.”
Thay vì mua mọi thứ với số lượng lớn, hãy nghĩ đến số tiền bạn thực sự cần cho một sản phẩm nhất định. Nếu bạn đang chuẩn bị bữa tối cho nhiều người; có lẽ bạn nên tiếp tục và mua gói 500 củ khoai tây. Nhưng nếu bạn mua một gói 20 quả bơ với giá chỉ 3,99 USD tại cửa hàng tạp hóa tại địa phương; chỉ để làm hỏng một nửa khi cất ở nhà, đừng làm vậy.
Thói quen mua hàng hiệu rất tốn kém
Chúng ta không thể phủ nhận sức hấp dẫn khó cưỡng của các sản phẩm hàng hiệu; nhưng việc chuyển từ các thương hiệu cao cấp sang bình dân; từ thực phẩm; thuốc men; đồ dùng văn phòng; mỹ phẩm; v.v… Là một cách khác để tiết kiệm tiền từng chút một. Trên thực tế, việc mua chung có thể giúp bạn tiết kiệm hơn 1.500 USD mỗi năm.
Vì cách làm này thời gian đầu thường gây ra cảm giác khó chịu; và số tiền tiết kiệm được trên mỗi hóa đơn có thể không nhiều, chúng ta dễ dàng bỏ qua nó khi xem xét yếu tố tài chính.
Do đó, bà Malani khuyên bạn nên theo dõi số tiền tiết kiệm được theo thời gian. Nếu không, “có thể bạn sẽ không cảm thấy sự thay đổi có ý nghĩa gì và có thể quay trở lại với những thương hiệu quen thuộc,” bà Malani nói.
Tiêu tiền để thể hiện trên mạng xã hội
Thế giới mạng xã hội luôn tràn ngập những người đang hạnh phúc với ngôi nhà mới độc đáo hoặc kì nghỉ sang chảnh trên du thuyền. Và kết quả là hầu hết chúng ta đều cảm thấy áp lực phải chi tiêu để theo kịp.
Trên thực tế, 90% thế hệ millennials từng tham gia khảo sát vào năm 2018 của Allianz nói rằng; mạng xã hội “tạo ra xu hướng để so sánh sự giàu có; hoặc lối sống của mình với bạn bè, đồng nghiệp và người thân”, theo CNBC.
Samuel Deane, một nhà hoạch định tài chính tại Deane Financial Partners, cho biết; đây có thể là một vấn đề đối với những người dùng mạng xã hội trong nỗ lực thoát khỏi nợ nần.
Deane nói: “Tôi thường thấy những người đang mắc nợ đi mua xe hơi sang trọng; tận hưởng những kì nghỉ và trải nghiệm xa xỉ để thỏa mãn tức thì; hoặc gây ấn tượng trên mạng xã hội”.
Để không trở thành nạn nhân của hội chứng FOMO; và bất kì khoản bội chi tiềm ẩn nào có thể xảy ra khi lướt mạng xã hội; hãy nhớ rõ mục tiêu thực sự của bạn là gì; chứ không phải mục tiêu do xã hội hoặc đồng nghiệp của bạn tạo ra.
Nên cắt giảm những gì và chi tiêu những gì?
Tuy nhiên, bạn không cần phải hy sinh mọi thứ để trả nợ.
Để xác định những khoản chi tiêu cần cắt giảm hợp lí nhất; trước tiên bạn nên “tìm ra những gì quan trọng; sau đó lập danh sách ưu tiên và kế hoạch cho chúng,” bà Malani nói.
“Nếu bạn cảm thấy tốt hơn hoặc khỏe mạnh hơn khi mua một sản phẩm; hãy mua nó,” bà Malani giải thích thêm. Quá trình tiết kiệm không phải là cắt giảm hoàn toàn mà là cắt giảm hợp lí.