7 tố chất cần có để đạt được thành công trên thị trường chứng khoán

7 tố chất để đạt được thành công trên thị trường chứng khoán

Như chúng ta đã biết, chứng khoán là lĩnh vực đầu tư đòi hỏi nhà đầu tư phải có tư duy cũng như nắm chắc các kiến thức về lĩnh vực này. Để có thể ứng dụng vào các kiến thức đó vào các giao dịch. Tuy nhiên, kiến thức thôi là chưa đủ, nếu muốn thầy công trong lĩnh vực này, bạn cần có những tố chất riêng. Vậy những tố chất nào để các nhà đầu tư cần có cho khi tham gia vào thị trường chứng khoán? Hãy cùng ewrinfo.com tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé! Chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn 6 tố chất chính.

Hãy làm tốt việc của mình

Quan điểm của Peter Lynch

Trong cuốn “Trên đỉnh phố wall” của Peter Lynch, ông đã kể rằng từ hồi đang là sinh viên thì công việc chính mà ông chọn để làm kiếm tiền là phụ gôn cho các gôn thủ và người chơi. Công việc tưởng chừng rất đơn giản mà người người ngoài nhìn vào chỉ là ông đang bán sức lao động. Và nhận được về chỉ là những đồng lương từ việc phụ gôn.

Nhưng có ai biết được chính công việc này lại là cơ duyên mang ông đến với nghề đầu tư chứng khoán. Sân gôn là nơi hội tụ của các nhà đại gia, nhà đầu tư, các chính trị gia. Việc gặp gỡ được những người này ở ngoài xã hội đâu dễ. Nhưng ông với vai trò là người phụ gôn ông đã được tiếp xúc họ thường xuyên.

Sau các cuộc đánh gôn thì họ thường bàn về những lần đầu tư thắng đậm; hay những bài học đầu tư…Ông bật mí cho họ bí quyết chơi gôn thì họ bật mí lại cho ông bí quyết chơi chứng khoán. Mà chả sách vở nào có thể dạy kĩ hơn, hay hơn.

Hãy làm tốt việc của mình
Hãy làm tốt việc của mình

Luôn làm tốt công việc được giao

Cho dù bạn là sinh viên, công nhân, giáo viên, chuyên viên…thì bạn hãy làm tốt việc của mình. Chỉ có như thế bạn mới có thể tập trung toàn bộ thời gian, trí lực của bạn lại được. Và một khi bạn đã thực sự tập trung một cách nghiêm túc. Không gì là không thể làm được. Và khi bạn chọn làm một việc khi đó; hay cương quyết với nó ngay từ đầu; đừng theo kiểu đứng núi này trông núi nọ. Như thế bạn mải chạy đua theo các công việc dang dở mà cuối cùng bạn chẳng thu được gì hoàn thiện.

Tôi tin rằng mỗi công việc khi bạn thực hiện đều mang lại cho bạn những trải nghiệm những bài học, kiến thức quý giá mà chỉ khi bạn thực sự bắt tay vào làm nó bạn mới ngộ nhận ra được, chứ kiểu đứng nhìn và nghĩ về nó thì chả bao giờ bạn nhận được gì về cho bản thân.

Nếu ông không chọn công việc phụ gôn, ông không làm tốt việc phụ gôn của mình thì ông đâu có cơ hội tiếp xúc với các nhà đầu tư, đâu được học miễn phí từ họ và càng không có được những bí quyết chơi chứng khoán để làm nền tảng cho việc đầu tư chứng khoán của ông sau này.

Lý thuyết phải đi đôi với thực tế

Ngày nay, rất nhiều nhà đầu tư ngồi lại với nhau để thảo luận xem liệu giá của một cổ phiếu có tăng hay không? Cứ như thể một vị thần sẽ hiện ra và cho họ câu trả lời. Thay vì việc cứ ngồi bàn bạc, giấy bút với nhau cả ngày, tôi nghĩ họ nên đứng dậy và đi kiểm tra thực tế tình hình làm ăn của công ty đó.

Trong bảng báo cáo tài chính của công ty thực phẩm X, thì thấy doanh thu bán hàng rất lớn. Tuy nhiên khi tôi đi khảo sát thực nghiệm ở các siêu thi, điểm bán lẻ các sản phẩm của công ty X thì tôi lại có những nhận định khác.

Các mặt hàng của công ty X đều được xếp ở những nơi hóc hẻm ngoài tầm mắt của khách hàng. Chúng không được xếp ngang hàng với các đối thủ cạnh tranh. Thế tôi mới đặt ra câu hỏi vậy thì lượng tiêu thụ của nó là nhiều hay ít  khi mà nó không phải là sản phẩm được ưu tiên bán ở siêu thi, các điểm bán lẻ,…

Vậy thì các con số trong các báo cáo tài chính của công ty X liệu có vấn đề gì không? Nếu tôi không đi kiểm tra thực tiễn thì chắc chả nhận ra được những vấn đề như vậy từ các bản báo cáo rất trau chuốt, logic của công ty X.

Quyết đoán khi xử lý tình huống

Quyết đoán khi xử lý tình huống
Quyết đoán khi xử lý tình huống

Đối với các nhà quản lý hay những người làm việc trong các tổ chức chính trị, doanh nghiệp nhà nước,…thì họ có những điểm bất lợi như: tính cưỡng chế của tổ chức; bị giám sát gây sức ép bởi cấp trên; đối tác, đồng nghiệp; họ phải tuân thủ rất nhiều các quy định, chính sách.

Nhưng đối với các nhà đầu tư chứng khoán thì họ ít phải nhận những bất lợi ở trên hơn. Mặc dù môi trường nào cũng có quy định, chính sách nhưng đối với các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán thì số quy đinh, luật chứng khoán cũng không phải là sức ép quá lớn đối với họ. Vì vậy họ nên phát huy được những điểm có lợi này bằng cách suy nghĩ và hành động một cách độc lập quyết đoán. Để dành lấy những chiếc túi 10 gang từ khi chúng còn là những mớ dẻ rách trong mắt các người khác.

Thị trường chứng khoán biến động mạnh, các nhà đầu tư khác có thể đang bán tháo cổ phiếu của mình để mong không bị thua lỗ. Nhưng một nhà đầu tư khác lại phân tích, xem xét kĩ lưỡng hơn và nhận ra đây chính là cơ hội đầu tư của mình. Anh ta đã mạnh dạn, quyết đoán đầu tư; và không lâu sau đó, giá cổ phiếu tăng vụt. Anh ấy đã nhận được một khoản rất khá nhờ vào đầu óc và tính quyết đoán, độc lập của mình.

Biết chấp nhận rủi ro

Warren Buffet nói: “Rủi ro chỉ đến khi bạn không biết mình đang làm cái gì?”

Đầu tư chứng khoán vốn dĩ nó đã là một rủi ro. Nhưng nó càng rủi ro hơn nếu bạn không biết mình đang làm cái gì? Đối với các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp họ luôn biết được rằng cơ hội thắng thua là 50/50.

Nhưng sự khác biệt của những nhà đầu tư chuyên nghiệp với các nhà đầu tư thông thường là họ có sự hỗ trợ của một hệ thống quản trị rủi ro. Và khi có những biến động của thị trường có thể dẫn đến thất bại. Nhưng họ cũng đã kiểm soát được tốt hơn sự thua lỗ.

Và sau đó là họ chấp nhận với các rủi ro đó. Vì bản chất ngay từ đầu họ đã xác định được là nhất định sẽ có những lúc thua lỗ như vậy. Sau những lần vấp ngã ấy, họ lại rút ra được những kinh nghiệm, bài học quý giá. Và họ coi rằng thất bại này chính là cơ hội để học được những điều mới mẻ. Vì thế, đây là tố chất quan trọng mà nhà đầu tư cần có.

Tư duy xây dựng chiến lược đầu tư rõ ràng

Mỗi nhà đầu tư chứng khoán đều phải có chiến lược đầu tư rõ ràng để gắn chặt với nó. Một vài người thành công với chiến lược: bỏ trứng vào nhiều giỏ, đa dạng hóa đầu tư. Vì họ nghĩ rằng đầu tư luôn đi kèm với rủi ro. Cho nên nếu đa dạng hóa các hạng mục đầu tư sẽ phần nào kiểm soát và san sẻ được rủi ro mà không sợ mất trắng. Còn như Warren Buffet lại chỉ tập trung vào một số ít cổ phiếu. Ông nói: “Đa dạng trong đầu tư là cách để chống lại  việc mình không biết làm. Nhưng nó chẳng mấy có ý nghĩa đối với những người biết rõ họ đang làm gì”.

Vững vàng về tâm lý

Vững vàng về tâm lý
Vững vàng về tâm lý

Đây là tố chất quan trọng khi làm việc trong lĩnh vực chứng khoán. Nhất là những nghề môi giới, tư vấn và dịch vụ đầu tư, bạn thường xuyên phải tiếp xúc với những khoản đầu tư rất lớn với những rủi ro đáng kể. Vì vậy, nếu không vững vàng về tâm lý. Bạn sẽ khó lòng bình tĩnh làm tốt công việc của mình.

Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn phải lập tức đưa ra những quyết sách, trong khoảng thời gian tính bằng giây chứ không phải bằng phút nữa. Bạn không có thời gian để suy tính, hỏi han cho cặn kẽ. Bạn phải tin tưởng chắc chắn vào khả năng phán đoán của mình dựa trên sự nhạy cảm; kiến thức; và kinh nghiệm của bản thân. Và quan trọng là bạn biết rằng quyết định nào cũng mang tính rủi ro. Và bạn phải dám chịu trách nhiệm với rủi ro đó. Mà những trường hợp như vậy rất thường xuyên trong lĩnh vực chứng khoán.

Tính cẩn trọng, nhanh nhạy – Tố chất cần thiết cho nhà đầu tư chứng khoán

Công việc trong lĩnh vực chứng khoán là loại công việc đòi hỏi tính chính xác cao. Chỉ cần một lỗi nhỏ cũng có thể dẫn đến hậu quả khôn lường.

Ngày 8 – 12 – 2005, giá cổ phiếu J-com trên thị trường chứng khoán Nhật Bản là 610.000 yen/cổ phiếu; đã bị nhân viên công ty chứng khoán Mizuho đặt nhầm thành 1 yen/610.000 cổ phiếu. 30 phút sau, Mizuho nhận ra sai lầm của mình và điều chỉnh mức giá ngay lập tức. Tuy nhiên, giá loại cổ phiếu này đã rớt xuống 570.000 yên. Gây biến động lớn, làm các nhà đầu tư hoang mang.

Tuy nhiên, cẩn trọng, tỉ mỉ không có nghĩa là tập trung quá lâu vào để làm một công việc. Đôi khi diễn biến trên thị trường chứng khoán rất nhanh, khối lượng thông tin phải xử lý rất lớn. Để những cơ hội không bị tuột mất, đòi hỏi người làm trong lĩnh vực này phải xử lý thông tin và phản ứng nhanh nhạy. Đó là cái khó khi vừa phải nhanh nhạy, vừa phải cẩn trọng, tỉ mỉ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *