Trong những biến động về tài chính toàn cầu thì tình hình tài chính của những ngân hàng đều có những biến động lớn, ảnh hưởng trong quá trình đầu tư tài chính. Vừa qua cũng đã có những thay đổi dù chưa phát sinh nhiều về đầu vào của dòng tiền tệ nhưng hợp đồng bán ngoại tệ và nguồn cung nội tệ đang có sự thay đổi tích cực. Thời gian này những hợp đồng ngoại tệ đáo hạn như vậy đã cải thiện được tình hình ngoại hối đối với những ngân hàng nhà nước và thương mại, hỗ trợ cho nguồn cung nội tệ, giúp đẩy được tỷ giá lên một chút có cải thiện được tình hình khó khăn một số tổ chức tài chính nhưng nhìn chung mặt bằng thì cũng chưa đẩy lên được cao trong thời gian tới.
Hợp động bán ngoại tệ đã đáo hạn giúp nguồn cung nội tệ cải thiện
SSI Research cho biết tính tới thời điểm hiện tại. Đã có khoảng 75% lượng hợp đồng bán ngoại tệ đã đáo hạn. Và khối lượng còn lại sẽ được thực hiện hoàn toàn trong tháng 8. Theo báo cáo thị trường tiền tệ mới cập nhật, Bộ phận Phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research) cho biết trong tuần qua. Thị trường mở không phát sinh giao dịch mới và các hợp đồng kỳ hạn bán ngoại tệ tiếp tục được thực hiện. Giúp nguồn cung nội tệ được cải thiện. Tính tới thời điểm hiện tại, đã có khoảng 75% lượng hợp đồng bán ngoại tệ đã đáo hạn. Và khối lượng còn lại sẽ được thực hiện hoàn toàn trong tháng thời gian tới
Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất tuần qua đi ngang ở kỳ hạn qua đêm. Kết tuần ở mức 0,97%/năm; tuy nhiên giảm mạnh ở kỳ hạn 1 tuần, kết tuần ở 1,1%/năm. Trong khi đó, lãi suất huy động điều chỉnh tăng cục bộ ở một số ngân hàng. Với mức tăng giao động từ 0,15 đến 0,3 điểm %. Nhìn chung, SSI Research đánh giá mặt bằng lãi suất huy động vẫn đang duy trì ở mức thấp. Khi đó 3 – 4%/năm cho kỳ hạn dưới 6 tháng, 3,7 – 5,0%/năm cho kỳ hạn 6 – dưới 12 tháng và 4,2 – 6,5%/năm cho kỳ hạn trên 12 tháng. Hợp đồng bán ngoại tệ và nguồn cung nội tệ đang có sự thay đổi tích cực
Tài chính ngân hàng bị ảnh hưởng do dịch bệnh covid- 19
Bên cạnh đó, đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 vẫn đang có diễn biến phức tạp. Với sự xuất hiện của biến thể Delta, và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã bước đầu có một số hành động phần nào hỗ trợ khó khăn. Cụ thể, NHNN ban hành công văn số 5517 chỉ đạo NAPAS. Tiếp tục triển khai chính sách giảm phí dịch vụ chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử. Tạo điều kiện giảm phí giao dịch trên ATM, POS và liên ngân hàng.
Ngoài ra, Hiệp hội Ngân hàng vừa qua cũng đã đề xuất với NHNN sửa đổi Thông tư 03. Bao gồm kéo dài thời hạn trích lập dự phòng, mở rộng phạm vi cơ cấu nợ xấu,… “Do vậy, NHNN có thể sẽ tiếp duy trì chính sách tiền tệ theo hướng hỗ trợ tăng trưởng. Giúp các doanh nghiệp duy trì thanh khoản trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Và cũng không loại trừ khả năng có các động thái tiếp tục nới lỏng chính sách. Nếu tình hình dịch bệnh có những diễn biến phức tạp, kéo dài hơn so với dự kiến”, theo các chuyên gia SSI.
Tổng quan thị trường ngội hối
Trên thị trường ngoại hối, SSI Research cho rằng cung cầu ngoại tệ ổn định. Đã giúp tỷ giá USD/VND chỉ giao động trong biên độ hẹp. Tỷ giá niêm yết của các ngân hàng thương mại tiếp tục giảm 20 đồng/USD ở cả 2 chiều, kết tuần mua – bán ở mức 22.800 – 23.030. Trong khi đó, tỷ giá tự do tăng nhẹ 35 đồng/USD ở cả chiều mua vào và bán ra, đóng tuần ở mức 23.155 – 23.215. Theo dự báo của SSI Research, tỷ giá USD/VND sẽ đi ngang trong ngắn hạn. Và có thể giảm nhẹ về cuối năm do cán cân thanh toán được cải thiện.