Thị trường UPCoM tăng 34,17% so với tháng 7 và hiện nay có hơn 2,15 tỷ cổ phiếu được giao dịch trên sàn. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy kinh tế đang hồi phục. Tuy nhiên do dịch bệnh diễn biến phức tạp nên việc tăng trưởng này còn khá chậm rãi. Tuy nhiên điều này không ảnh hưởng tới việc mua bán của các nhà đầu tư chứng khoán. Thị trường với giao dịch sôi nổi tuần qua là minh chứng cho dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế. Hôm nay chúng ta hãy cùng nghiên cứu về hướng đi của các giao dịch chứng khoán nhé.
Thị trường UPCoM tăng 34,17% so với tháng 7
Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, trong tháng 8, thị trường UPCoM có hơn 2,15 tỷ cổ phiếu được giao dịch. Tăng 34,17% so với tháng 7, tương ứng giá trị giao dịch 38,8 nghìn tỷ đồng, tăng 44,49%. Tính bình quân, khối lượng giao dịch đạt xấp xỉ 97,9 triệu cổ phiếu/phiên. Giá trị giao dịch đạt hơn 1,76 nghìn tỷ đồng/phiên. Phiên có khối lượng giao dịch cao nhất đạt 228,6 triệu cổ phiếu được ghi nhận vào ngày 20/8. Đây cũng là phiên giao dịch có giá trị giao dịch đạt cao nhất tháng với 3,2 nghìn tỷ đồng.
Nhóm 3 mã cổ phiếu được quan tâm nhất trên thị trường UPCoM tháng này vẫn giữ nguyên vị trí so với tháng trước. Đó là mã BSR của Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn với khối lượng giao dịch hơn 310,5 triệu cổ phiếu. Chiếm 14,4% tỷ trọng toàn thị trường. Mã HHV của Công ty CP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả với 159,2 triệu cổ phiếu được giao dịch. Mã VGT của Tổng công ty Dệt may Việt Nam với 132,3 triệu cổ phiếu được giao dịch.
Tháng 8, giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài diễn ra rất sôi động. Giá trị mua ròng hơn 321 tỷ đồng. Cụ thể, khối lượng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài đạt 27,6 triệu cổ phiếu. Tương ứng giá trị giao dịch gần 1,3 nghìn tỷ đồng. Trong đó, giá trị mua vào đạt 804,5 tỷ đồng, giá trị bán ra đạt 482,8 tỷ đồng.
5 doanh nghiệp đăng ký giao dịch mới
Cũng trong tháng này, thị trường UPCoM tại HNX đón nhận thêm 5 doanh nghiệp đăng ký giao dịch mới. Nhưng đồng thởi cũng huỷ đăng ký giao dịch đối với 6 doanh nghiệp. Tổng số doanh nghiệp đăng ký giao dịch đạt 900 doanh nghiệp. Với tổng khối lượng ĐKGD đạt xấp xỉ 39,5 tỷ cổ phiếu, tương ứng giá trị đăng ký giao dịch đạt 394,7 nghìn tỷ đồng. Chỉ số UPCoM-Index đóng cửa tại thời điểm cuối tháng 8 đạt 93,77 điểm, tăng 7,87% so với tháng trước.
Xét về giá cổ phiếu, trong quý I/2021. Toàn thị trường chứng khoán Việt Nam có tổng cộng 54 cổ phiếu tăng giá trên 100%. Trong 20 mã tăng mạnh nhất toàn thị trường có 14 mã giao dịch trên UPCoM. Trong khi HOSE có 6 mã và HNX không có mã nào. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, toàn bộ 20 mã giảm mạnh nhất thị trường trong quý đầu năm đều đến từ UPCoM.
Với biên độ dao động giá cổ phiếu trong ngày được phép lên đến 15%. Gấp đôi so với HOSE (7%) và gấp rưỡi so với HNX (10%). Rủi ro khi đầu tư trên UPCoM là rất lớn nếu lựa chọn sai mã cổ phiếu và quyết định giao dịch sai thời điểm. Nhưng trường hợp giá tăng thì mức độ tăng thường lớn. Nên thu hút những nhà đầu tư ưa mạo hiểm. Nhìn chung, rủi ro khi đầu tư trên UPCoM được đánh giá ở mức cao. Khi có không ít doanh nghiệp quy mô nhỏ, hoạt động kém hiệu quả, cổ phiếu thanh khoản thấp, thậm chí “đóng băng”.