SSI Research hy vọng “rom” tín dụng được nới lỏng một lần nữa tạo điều kiện cho các ngân hàng. Tất cả là kỳ vọng sớm của SSI và nhiều sàn chứng khoán cũng như môi giới, dịch vụ tài chính. Việc ngân hàng nhà nước hạ room tín dụng hoặc cấp bổ sung giúp cho dịch vụ cho vay tín dụng dễ thở hơn. Nó kì vọng sẽ gỡ rối cho ngành ngân hàng khi họ có thể cho vay tín dụng hoặc huy động. Hôm nay chúng ta sẽ xem thử kỳ vọng của SSI có gì mới lạ và chính xác nhé.
SSI Research hy vọng “rom” tín dụng được nới lỏng một lần nữa
SSI Research đánh giá việc ‘room’ tín dụng được cải thiện sẽ tạo điều kiện giúp các ngân hàng thương mại có thể giảm mặt bằng lãi suất cho vay. Theo báo cáo thị trường tiền tệ tuần từ 12/7 – 16/7, Bộ phận Phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research) cho biết. Thị trường mở không phát sinh giao dịch mớ. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hút ròng 53 tỷ đồng thông qua việc đáo hạn hợp đồng mua kỳ hạn 7 ngày. Các hợp đồng bán ngoại tệ kỳ hạn tiếp tục được thực hiện giúp nguồn cung nội tệ trên liên ngân hàng dồi dào hơn.
Mặt bằng lãi suất liên ngân hàng giảm nhẹ 0,03 điểm %, chốt tuần ở mức 0,95%/năm. Với kỳ hạn qua đêm và 1,1%/năm với kỳ hạn một tuần. SSI Research dự báo lãi suất liên ngân hàng sẽ duy trì ở mức thấp. Khi lượng tiền đồng từ bán ngoại tệ kỳ hạn tiếp tục về nhiều hơn trong thời gian tới. Trong tuần qua, NHNN cũng đã chấp thuận việc tăng hạn mức tăng trưởng tín dụng trong năm 2021 cho một số ngân hàng.
Nhìn chung, tăng trưởng tín dụng được nới thêm từ 2% đến 6%. Tùy vào chất lượng tín dụng cũng như các chỉ số an toàn vốn của từng ngân hàng. Theo đó, tăng trưởng tín dụng trên toàn hệ thống theo hạn mức mới là khoảng 11%. Cao hơn mức 9% theo hạn mức lần đầu. “Chúng tôi kỳ vọng NHNN sẽ nới hạn mức tín dụng thêm một lần nữa. Vào giai đoạn cuối quý III hoặc đầu quý IV năm nay”, theo các chuyên gia SSI.
SSI Research đánh giá nếu “Room” tín dụng được cải thiện ngân hàng có thể giảm mặt bằng lãi suất cho vay
Nhóm phận tích đánh giá việc “room” tín dụng được cải thiện. Nó sẽ tạo điều kiện giúp các ngân hàng thương mại có thể giảm mặt bằng lãi suất cho vay. Cụ thể, một số ngân hàng như Vietcombank, BIDV, VietinBank, MB, ACB, HDBank… Đã chính thức thông báo giảm lãi suất cho vay ít nhất 1%/năm. Kể từ ngày 15/7 đến cuối năm, cho các khách hàng bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch bệnh. Trong khi đó, lãi suất huy động không thay đổi và được kỳ vọng sẽ đi ngang trong ngắn hạn.
Trên thị trường ngoại hối, tỷ giá USD/VND hai thị trường có diễn biến trái chiều. Thi mức niêm yết của các ngân hàng thương mại tăng nhẹ 10 đồng/USD ở cả chiều mua – chiều bán, kết tuần ở mức 22.910 – 23.110. Ngược lại, tỷ giá tự do giảm tương đối mạnh. 95 đồng/USD ở chiều mua vào và 85 đồng/USD chiều bán ra, kết tuần mua – bán ở mức 23.205 – 23.255.
Nhìn chung, tỷ giá USD/VND từ đầu tháng 7 đến nay giữ xu hướng đi ngang. Do cung cầu ngoại tệ vẫn khá cân bằng nhờ dòng tiền kiều hối và giải ngân FDI tích cực. Đủ để bù đắp cho thâm hụt cán cân thương mại trong quý II/2021. “Chúng tôi cho rằng tỷ giá USD/VND sẽ đi ngang trong ngắn hạn. Và có thể giảm nhẹ về cuối năm do cán cân thanh toán được cải thiện”, SSI Research nhận định.
Linh hoạt theo diến biến kinh tế
Năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng tín dụng. Nó ứng với tình hình diễn biến Covid-19.
– Kịch bản 1, tăng trưởng tín dụng 12 – 13%. Tối đa có thể lên 14% nếu dịch Covid-19 dừng trong quý I và tiêm chủng vaccine đại trà.
– Kịch bản 2, mức tăng trưởng tín dụng là 10 – 12% trong trường hợp Covid-19 kéo dài đến tháng 6/2021. Và Việt Nam tiếp tục phải thực hiện giãn cách xã hội, phải chờ tiêm vaccine.
– kịch bản 3 là Covid-19 kéo dài đến hết năm, tín dụng tăng 7 – 8%.
Tuy nhiên, theo một quan chức của NHNN. Kịch bản 3 – với mức tăng trưởng tín dụng bị siết ở mức tối đa 8% được xem là kịch bản vừa được lựa chọn trong bối cảnh thị trường hiện tại. Việc chọn mức tăng trưởng tín dụng 8% năm nay cho thấy sự thận trọng của NHNN. Dù nhiều phân tích của các tổ chức tài chính chỉ ra mức tăng trưởng tín dụng năm nay có thể đạt mức trên 12%. Bởi nền kinh tế vẫn đang cần chính sách tiền tệ nới lỏng để thúc đẩy tăng trưởng hậu Covid-19.