Dịch bệnh Covid 19 tác động xấu đến nền kinh tế Việt Nam. Do đó việc đẩy mạnh trong quá trình bứt phá giá cổ phiếu của nhóm ngành xây dựng đang được chú trọng. Dựa vào những kết quả trên sàn giao dịch chứng khoán thì giá trị cổ phiếu của nhóm ngành xây dựng đang có biến đổi tích cực. Cổ phiếu xây dựng tăng nhanh trong thời gian vừa qua. Trong đó đầu tư công là một trong những lý do giúp cho cổ phiếu ngành xây dựng có thể làm mưa làm bão trên thị trường chứng khoán.
Cổ phiếu ngành xây dựng có những biến đổi gì?
Sau một thời gian đi ngang tích lũy; cổ phiếu các doanh nghiệp ngành xây dựng đã tăng mạnh mẽ trong thời gian gần đây trong khi lợi nhuận của các doanh nghiệp sáng sủa hầu như không đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi. Chẳng hạn, HBC tăng 20% kể từ giữa tháng 7; CTD tăng 13,6%; FCN tăng 18%; REE tăng 10%, BCG tăng 45%, HTN tăng 21%…
Trong câu chuyện đầu tư công; một trong những ngành hưởng lợi nhất được nhắc đến chính là xây dựng, thi công công trình. Tuy nhiên; nhìn lại động lực chính này thấy rằng đầu tư công vẫn chưa thể là cứu cánh cho cổ phiếu ngành xây dựng.
Sự bứt phá của cổ phiếu nhóm xây dựng được hỗ trợ tích cực; bởi triển vọng đầu tư công 6 tháng cuối năm 2021. Như đã đề cập trước đó của VnEconomy; hầu hết các chuyên gia và nhà đầu tư chuyên nghiệp đều cho rằng triển vọng nhóm này 6 tháng cuối năm 2021 sẽ tốt hơn so với 6 tháng đầu năm.
Đầu tư công giúp cổ phiếu ngành xây dựng có biến chuyển
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế; gây đứt gãy chuỗi cung ứng xuất nhập khẩu tiêu dùng suy yếu thì đầu tư công sẽ là đầu kéo khả thi nhất. Thời gian gần đây; Chính phủ cùng các cơ quan bộ ngành đã có động thái tích cực để đẩy mạnh đầu tư công.
Tuy nhiên; kết quả giải ngân vốn đầu tư công đến 31-7-2021 mới đạt 36,71%; so với kế hoạch vốn năm 2021 được Thủ tướng Chính phủ giao; thấp hơn so với cùng kỳ năm 2020 (40,67%), đặc biệt tỷ lệ giải ngân vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài rất thấp (7,52%).
Việc giải ngân chậm của một số cơ quan
Những cơ quan được nêu tên
Trong công điện số 1082/CĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ngày 16-8 nhấn mạnh: Nhiều Bộ, cơ quan; địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp như Bộ Thông tin và Truyền thông (0,40%), Đại học Quốc gia TPHCM (0,56%), Ban Quản lý Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam (0,95%); Đài truyền hình Việt Nam (1,17%), Thông tấn xã Việt Nam (1,19%), Bộ Ngoại giao (2,57%); Viện Khoa học công nghệ Việt Nam (2,67%), Hội nông dân Việt Nam (2,7%), Bắc Kạn (8,37%), Quảng Bình (15,46%); Cao Bằng (15,84%), Đắk Lắk (15,86%)…
Đặc biệt, một số cơ quan chưa giải ngân (0%), như: Ủy ban Dân tộc; Liên Minh hợp tác xã Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam; Liên hiệp các hiệp hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Nguyên nhân giải ngân chậm
Việc giải ngân chậm do nhiều nguyên nhân; trong đó có nguyên nhân khách quan do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp phải thực hiện giãn cách xã hội tại một số địa phương. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu, nhất là các tồn tại; hạn chế trong công tác quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện.
“Tỷ lệ giải ngân thấp làm giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, gây lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, việc triển khai các chính sách tài khoá, tiền tệ; nhất là trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang chịu tác động của đại dịch Covid-19”; công điện nhấn mạnh.
Trong báo cáo chiến lược ngành 6 tháng cuối năm 2021 vừa công bố. Chứng khoán Rồng Việt – VDSC còn dự đoán đầu tư công sẽ tăng trưởng hạn chế do ảnh hưởng của các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Đồng thời; Chính phủ có thể sẽ sử dụng một phần chi tiêu đầu tư công để dành nhiều nguồn lực hơn cho cuộc chiến chống Covid-19.
Cổ phiếu ngành xây dựng đang mong chờ điều gì?
Ở làn sóng Covid-19 bùng phát lần thứ nhất; thứ hai trong năm 2020 với mức độ lây lan nhẹ hơn; việc đi lại thuận lợi, đầu tư công giải ngân không bị ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, đợt dịch lần thứ 4 này với tốc độ lây lan siêu rộng ở nhiều địa phương – đặc biệt là hai đầu tàu kinh tế TPHCM và Hà Nội, con số lây nhiễm cao kỷ lục, các đợt giãn cách xã hội kéo dài tại một số địa phương nếu tình hình không được kiểm soát tốt hơn trong tháng 8; nhiều khả năng giải ngân đầu tư công vẫn sẽ tiếp tục khó khăn trong thời gian tới.
Có một chỉ số cần lưu ý là chỉ số di chuyển đến nơi làm việc ở Việt Nam đã giảm. Cụ thể, theo số liệu từ Chứng khoán Bản Việt; việc kiểm soát thành công Covid-19 ở Việt Nam cho phép khả năng di chuyển đến nơi làm việc nhanh chóng phục hồi về mức trước dịch covid sau 3 làn sóng lây nhiễm trong cộng đồng (tháng 3/tháng 4 năm 2020; tháng 7/tháng 8 năm 2020, tháng 1/tháng 2 năm 2021). Tuy nhiên, chỉ số di chuyển đến nơi làm việc ở Việt Nam so với đường cơ sở 98% đã giảm do làn sóng Covid-19 lần thứ tư vào quý 2-2021.
Khó khăn của ngành xây dựng
Đề cập chi tiết hơn về triển vọng nhóm xây dựng; VDSC cho rằng sẽ rất khó khăn trong ngắn hạn bởi hoạt động xây dựng sẽ bị hạn chế khi thị trường bất động sản trầm lắng trong bối cảnh các dự án chậm triển khai. Trong tháng 7 và tháng 8-2021; các hoạt động xây dựng đã bị hạn chế hơn nữa do các yêu cầu phong tỏa nghiêm ngặt từ Chỉ thị 16 của Chính phủ tại TPHCM; nhằm đảm bảo sức khỏe cho người lao động trong thời gian xảy ra đại dịch.
Ngoài ra, các doanh nghiệp còn rơi vào tình cảnh cạnh tranh cao; khó giành được hợp đồng do quá trình đấu thầu gay gắt. Tuy nhiên; nhìn về dài hạn hơn nữa thì theo VDSC các doanh nghiệp ngành xây dựng vẫn được hưởng lợi nhờ biện pháp đẩy mạnh đầu tư công của Chính phủ.
Thúc đẩy đầu tư công; đặc biệt là các dự án cơ sở hạ tầng; được kỳ vọng sẽ thúc đẩy ngành xây dựng trong 5 năm tới. Theo Fitch Solutions; giá trị ngành xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ đạt 158.167 tỷ đồng vào năm 2025, tương ứng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 10% trong giai đoạn 2020 – 2025.
Những cam kết của Chính phủ
Trong đó; cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong việc đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng lớn là động lực chính. Cụ thể, tổng vốn ngân sách nhà nước theo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 2.870 nghìn tỷ đồng (tăng 43% so với giai đoạn 2016-2020); bao gồm 1.500 nghìn tỷ đồng cho các vùng kinh tế trọng điểm và 1.370 nghìn tỷ đồng cho các khu vực khác.
Trong giai đoạn 2021-2022; một số dự án quy mô lớn đang được triển khai như Sân bay quốc tế Long Thành là dự án lớn nhất, được khởi công xây dựng vào tháng 1-2021. Đối với giai đoạn 1; 66% quỹ đất (~1.800 ha) đã được giải phóng mặt bằng. Giai đoạn 1 dự kiến hoàn thành vào năm 2025. Tổng chi phí đầu tư là 16 tỷ USD. VDSC cũng kỳ vọng rằng; nếu các dự án quy mô lớn này được triển khai như kế hoạch thì sẽ là động lực giúp thúc đẩy ngành xây dựng trong những năm tới.
Nhận định trong thời gian tới
Đợt dịch lần thứ 4 bắt đầu từ giữa quý II đến nay có tốc độ lây lan mạnh tại nhiều địa phương; đặc biệt là hai đầu tàu kinh tế TP.HCM và Hà Nội con số lây nhiễm cao kỷ lục; các đợt giãn cách xã hội kéo dài tại một số địa phương vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
“Nếu tình hình không được kiểm soát tốt hơn trong tháng 8; nhiều khả năng giải ngân đầu tư công vẫn sẽ tiếp tục khó khăn trong thời gian tới”; VDSC nhận định.
Đối với triển vọng nhóm doanh nghiệp ngành xây dựng; VDSC cho rằng sẽ rất khó khăn trong ngắn hạn bởi hoạt động xây dựng sẽ bị hạn ch; khi thị trường bất động sản trầm lắng trong bối cảnh các dự án chậm triển khai.
Trong tháng 7 và tháng 8/2021; các hoạt động xây dựng đã bị hạn chế hơn nữa do các yêu cầu phong tỏa nghiêm ngặt từ Chỉ thị 16 của Chính phủ tại TP.HCM. Nhằm đảm bảo sức khỏe cho người lao động trong thời gian xảy ra đại dịch. Ngoài ra; các doanh nghiệp còn rơi vào tình cảnh cạnh tranh cao; khó giành được hợp đồng do quá trình đấu thầu gay gắt.