Đề xuất bỏ cấp room tín dụng và ý kiến của NHNN

Đề xuất bỏ cấp room tín dụng và ý kiến của NHNN

Đề xuất bỏ cấp room tín dụng và ý kiến của Thống đốc ngân hàng nhà nước. Mới đây khi đối chất với đại biểu quốc hội trong cuộc họp Quốc hội khóa XV l. Thống đốc ngân hàng nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã đề nghị bỏ room tín dụng. Điều này khiến nhiều ngân hàng đánh giá là một bước ngoặc để phát triển trong kinh doanh. Tuy nhiên điều này cũng mang lại rủi ro không phải là nhỏ cho ngân hàng. Nếu đánh giá một cách khách quan điều này vẫn có thể khả thi trong thị trường hiện nay.

Room tín dụng là gì?

Thuật ngữ “Room” tín dụng trong ngân hàng có nghĩa là “giới hạn cho vay” của ngân hàng. Ví dụ, Ngân hàng HDBank có vốn chủ sở hữu là 4000 tỷ, thì Room cho vay 1 khách hàng sẽ là 4000*15% = 600 ty. Đó là giới hạn cho 1 khách hàng được vay. Như vậy Room đó đã hết, khách hàng đó không thể vay trên 600 tỷ.Vậy nếu khách muốn vay 1000 tỷ thì sao? HDBank và 1 vài ngân hàng khác sẽ “hợp vốn” để có room nhiều hơn cho 1 khách hàng. Room tín dụng cũng có thể hiểu là dành 1 “số vốn nhất định” để cho vay 1 lĩnh vực “ưu đãi” nào đó. Khi đó, đã cho nhiều khách hàng vay rồi, thì đã hết room, không còn để cho vay tiếp.

Câu hỏi đến từ đại biểu Quốc hội

Room tín dụng
Room tín dụng

Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, do ngân hàng vẫn là kênh cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế. Nêu nếu bỏ room tín dụng sẽ tiềm ẩn rủi ro hoạt động. Hệ luỵ nợ xấu cho các tổ chức tín dụng nói riêng và rủi ro bất ổn vĩ mô chung. Mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng đã có văn bản giải trình ý kiến của Đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Mai Phương – Đoàn Đại biểu tỉnh Gia Lai tại phiên thảo luận về kinh tế xã hội Kỳ họp thứ 1, Quốc hội khóa XV liên quan đến vấn đề bỏ hạn mức tăng trưởng tín dụng.

Cụ thể, đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương có ý kiến rằng. Nhà nước cần phải có những biện pháp, những chính sách, cơ chế. Để tạo động lực cho doanh nghiệp trong nước. Nhất là trong doanh nghiệp tư nhân được thuận lợi trong việc vay vốn.

Muốn vậy, nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng chiếm khoảng 80% như báo chí đưa tin. Đây là một nguồn doanh nghiệp được tiếp cận thuận lợi, dễ dàng. Nếu không tiếp cận kịp thời sẽ có nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn; kiệt quệ dẫn đến phải đóng cửa, phá sản.

Theo đó, bà Phương đề nghị NHNN xem xét trong thời gian tới thay việc quản lý bằng biện pháp hành chính là cấp room tín dụng bằng việc quản lý hệ số an toàn vốn (CAR), vừa đảm bảo an toàn, vừa phù hợp với chuẩn Basel II và thông lệ quốc tế.

Ý kiến của Thống đốc

Trả lời ý kiến trên, Thống đốc chỉ ra từ thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế. Thị trường vốn, thị trường chứng khoán có vai trò chủ đạo. Nó cung cấp vốn trung dài hạn cho nền kinh tế, hệ thống ngân hàng chủ yếu cung cấp vốn ngắn hạn.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, do thị trường vốn, thị trường chứng khoán còn chưa phát triển đúng với vai trò, vị thế của mình. Nên việc cân đối vốn cho nền kinh tế (đặc biệt là vốn trung dài hạn). Vẫn dựa nhiều vào vốn ngân hàng. Từ đó luôn tiềm ẩn rủi ro kỳ hạn, rủi ro thanh khoản đối với hệ thống ngân hàng. Huy động ngắn hạn cho vay trung dài hạn, kéo theo sức ép và rủi ro.

Hiện nay, tỷ lệ tín dụng trên GDP vẫn của Việt Nam hiện vẫn ở mức khá cao. Và có xu hướng tăng, quy mô tín dụng đã rất lớn (theo như khuyến cáo của World Bank). Do đó tăng trưởng tín dụng quá cao không chỉ tiềm ẩn rủi ro bất ổn vĩ mô chung cho nền kinh tế. Mà còn gia tăng rủi ro đối với từng tổ chức tín dụng (TCTD). Ảnh hưởng đến an toàn của hệ thống ngân hàng.

Room tín dụng là điều cân thiết
Room tín dụng là điều cân thiết

Đây cũng là bài học kinh nghiệm cho ngành ngân hàng sau giai đoạn tăng trưởng tín dụng nóng. Dẫn đến những hệ lụy phải xử lý nợ xấu, tái cơ cấu các TCTD. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn hệ thống, kiểm soát chặt chẽ nợ xấu. Thời gian qua, NHNN kiên định kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng theo hướng đưa ra chỉ tiêu tín dụng định hướng đầu năm và thông báo cho từng TCTD.

Room tín dụng là điều cân thiết

Việc thông báo room tín dụng đầu năm. Và điều chỉnh khi cần thiết đối với các TCTD được thực hiện theo nguyên tắc.  TCTD có tình hình hoạt động an toàn, lành mạnh hơn sẽ được NHNN xem xét phân bổ chỉ tiêu room tín dụng cao hơn. Qua đó, thúc đẩy TCTD nâng cao năng lực quản trị, điều hành, tăng cường chất lượng; hiệu quả hoạt động và các chỉ số an toàn hoạt động. Bên cạnh đó, NHNN cũng xem xét một số yếu tố như mặt bằng lãi suất huy động. Cho vay, thực hiện chuẩn mức Basel II. Đảm bảo tập trung tín dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *