Giá trị cổ phiếu của các ngân hàng có những biến đổi tích cực trong thời gian qua, trong đó có ngân hàng Sacombank viết tắt là STB. Giá cổ phiếu của STB đã tăng cao lên đến hơn 30 ngàn đồng trong thời điểm vừa qua. Với những kết quả này, liệu các nhà đầu tư sẽ có những dự kiến như thế nào? Chúng tôi sẽ đưa ra cho các bạn nhận định về giá trị cổ phiếu của ngân hàng Sacombank thời gian qua. Theo đó, các nhà đầu tư sẽ quyết định và nhìn nhận việc đầu tư cổ phiếu vào STB.
Đôi nét về Ngân hàng Sacombank
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín tên giao dịch: Sacombank; mã cổ phiếu STB là một ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam, thành lập vào năm 1991. Năm 2012, Sacombank có vốn điều lệ là 18.852 tỷ đồng; được coi là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần có hệ thống chi nhánh lớn nhất Việt Nam.
Nhờ sáng kiến phát hành cổ phiếu đại chúng (Sacombank là một trong những công ty đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng ở Việt Nam). Sacombank đã có thể nâng vốn từ 23 tỷ lên 71 tỷ đồng trong thời điểm đó. Mã cổ phiếu STB là một ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam,; doanh
Lĩnh vực chính mà Sacombank hiện đang kinh doanh đó là huy động vốn, tiếp nhận vốn vay trong nước; cho vay, hùn vốn và liên doanh, làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng. Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của các tổ chức; dân cư dưới các hình thức gửi tiền có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi.
Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước; vay vốn của các tổ chức tín dụng khác, cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân. Chiết khấu các thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá, hùn vốn và liên doanh theo pháp luật. Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng. Kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ, thanh toán quốc tế. Huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong mối quan hệ với nước ngoài.
Lý do STB gia tăng hiệu quả kinh doanh
Năm 2017 đánh dấu bước đổi mới trong dàn lãnh đạo cấp cao của STB; khi ông Dương Công Minh trở thành chủ tịch ngân hàng Sacombank. Với việc thay mới ban lãnh đạo đã làm gia tăng thêm lợi nhuận cho Sacombank khoảng 3000 – 4000 tỷ đồng/năm. Tổng giá trị ban lãnh đạo mới này tạo ra từ năm 2017- nay đã hơn 13,400 tỷ đồng (~40% giá trị vốn hóa hiện tại của STB).
Bên cạnh đó; môi trường lãi suất thấp kích cầu nhu cầu tín dụng và lãi suất giảm từ 2019 đến nay kèm theo đó là tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế dư thừa đã giúp biên lãi ròng (NIM) của STB gia tăng. NIM của STB cải thiện qua mỗi năm. Việc NIM cải thiện này là điều thuận theo môi trường chung của ngành do ngành ngân hàng luôn hưởng lợi trong môi trường lãi suất giảm; vì lãi suất cho vay luôn điều chỉnh chậm và ít hơn lãi suất huy động.
Đà tăng của Sacombank là nhờ yếu tố nào?
Trong báo cáo mới công bố; nhóm phân tích của Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam nhận định, STB đang có 3 yếu tố hỗ trợ đà tăng.
Đầu tiên là Sacombank có thể thu hút sự quan tâm của các tổ chức tham gia; với vai trò đối tác chiến lược hoặc nắm quyền điều hành. Cơ cấu cổ đông hiện tại của ngân hàng khá loãng khi không nhà đầu tư cá nhân và tổ chức nào nắm giữ trên 5%. Theo báo cáo thường niên năm ngoái; Chủ tịch Hội đồng quản trị Dương Công Minh và những người liên quan chỉ nắm khoảng 3,47%; trong khi khối ngoại cũng không vượt quá 10%.
Hai yếu tố còn lại là ngân hàng có thể tăng thu nhập bất thường từ thanh lý tài sản và chất lượng tài sản được cải thiện để hấp dẫn nhà đầu tư; tạo thành nhân tố hỗ trợ cho các yếu tố giả định khác. Nhóm phân tích của Mirae Asset Việt Nam cho rằng, giá trị hợp lý của STB là 14.550 đồng, tức cao hơn giá mở cửa phiên giao dịch sáng nay 15%. Mức giá này tương đương P/B dự phóng 0,9 lần và cao hơn trung bình 5 năm.
Trong khi đó, theo bà Diễm; cổ phiếu STB được chuyển nhượng và tăng mạnh phản ánh xu hướng thị trường nghiêng về cổ phiếu ngân hàng vì đây là nhóm ngành vẫn duy trì hoạt động ổn định nhờ chính sách điều tiết của Ngân hàng Nhà nước.
Những nhận định về triển vọng ngành ngân hàng
Tăng trưởng tín dụng được đẩy mạnh ngay từ đầu năm. Mục tiêu NHNN đặt tăng trưởng tín dụng 12% nhưng mới 3 tháng tăng trưởng tín dụng đã đạt 2,93%. Dự báo trong nửa cuối năm nhiều ngân hàng sẽ được NHNN điều chỉnh tăng hạn mức tăng trưởng tín dụng; đặc biệt là các ngân hàng có hệ số an toàn vốn cao.
Dự báo NIM toàn ngành sẽ vẫn ở mức cao do (1) lãi suất đầu vào các ngân hàng khó tăng mạnh, thanh khoản ngân hàng vẫn đang dồi dào, (2) tỷ lệ CASA ngày càng tăng, (3) lãi suất cho vay chưa có dấu hiệu giảm.
Tỷ lệ bao nợ xấu ở cục bộ một số ngân hàng cao kỷ lục tạo bộ đệm rủi ro tốt và làm của để dành hoàn nhập trong tương lai. Thông tư 03 ban hành giúp các ngân hàng lên lộ trình 3 năm trích dự phòng cho các khoản nợ tái cơ cấu, tránh được tình trạng chi phí trích lập dự phòng dồn vào năm 2021. Rủi ro dịch bệnh diễn biến phức tạp có thể khiến ngành ngân hàng tăng trưởng chậm hơn dự kiến và một số ngân hàng nhỏ gặp khó khăn.
Nhận định về cơ hội Sacombank
Dự kiến sẽ xóa tất cả tài sản có vấn đề vào năm 2022; sớm hơn 3 năm so với kế hoạch trước đó, kỳ vọng tạo lợi nhuận đột biến trong ngắn hạn. Một số tài sản lớn dự kiến sẽ được xử lý trong năm 2021 kỳ vọng tạo lợi nhuận đột biến: tài sản thế chấp Bình Trị Đông (khoảng 5.000 tỷ đồng), KCN Phong Phú (khoảng 6.600 tỷ). Sau khi xử lý xong các tài sản có vấn đề, nguồn lực của ngân hàng sẽ được tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi, nâng cao hiệu quả hoạt động
Những kế hoạch của ngân hàng Sacombank
Tăng trưởng tín dụng 9% – tuy nhiên; ngân hàng lưu ý rằng có khả năng tăng kế hoạch tăng trưởng tín dụng. Năm 2021 nếu nhận được hạn mức tín dụng bổ sung từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN); đồng thời tăng tiền gửi khách hàng 9%. Tỷ lệ nợ xấu được giữ ở mức dưới 2,0%; và LNTT năm 2021 là 4.000 tỷ đồng (+20% YoY), tương ứng 103,9% của dự báo.
Huy động và cho vay của Sacombank tăng lần lượt 3,5% và 5,8% trong quý 1/2021. Với LNTT đạt 1,000 tỷ đồng hoàn thành 25% so với kế hoạch cả năm của STB. Ngoài ra, đã có 2.280 tỷ đồng nợ xấu được thu hồi từ đầu năm.
Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Sacombank đã đặt kế hoạch xử lí khoảng 12.000 tỷ đồng. Lãi dự thu còn lại vào năm 2022 (so với dự kiến là năm 2024); và lần đầu tiên thừa nhận rằng tài sản thế chấp Bình Trị Đông (trị giá 5.000 tỷ đồng) đã được đấu giá thành công.
Năm 2020, Sacombank lãi sau thuế hơn 2.680 tỷ đồng; tăng 9% so với cùng kỳ. Ngân hàng trích hơn 5.600 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro và xử lý tài sản tồn đọng theo đề án tái cơ cấu đến 2025, nâng mức trích lập từ khi triển khai đề án này lên 52% kế hoạch. Doanh số thu hồi nợ xấu năm ngoái đạt 15.200 tỷ đồng; trong đó 8.200 tỷ đồng là các khoản nợ thuộc đề án.
Nhận định về giá trị lợi nhuận của Sacombank
Sacombank đang có đầy đủ các yếu tố. Lợi nhuận tăng trưởng cao giúp cải thiện ROE bền vững trong tương lai và lợi nhuận đột biến (đang sở hữu các bất động sản thế chấp). Chúng tôi dự báo lợi nhuận sau thuế của Sacombank có thể tăng 10.5%; chủ yếu do chi phí dự phòng giảm 24%. Theo đó, định giá theo P/B của STB sẽ nâng lên mức 2.4; tương ứng với mức vốn hóa thị trường tương đương giá mục tiêu của Sacombank là 39,500 đồng/cổ phiếu.