Việc thực hiện ký quỹ với thành viên bù trừ trong hoạt động thực hiện giao dịch. Tại thị trường phái sinh là một trong những nội dung có sự đặc biệt quan trọng tại Thông tư số 58/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính vừa được ban hành trong thời gian vừa qua. Vậy thông tư này có nội dung chi tiết như thế nào? Nhà đầu tư phải làm những điều gì về ký quỹ? Mời bạn cùng chúng tôi đi tìm hiểu qua bài viết ngắn dưới đây nhé.
Ban hành thông tư số 58/2021/TT-BTC của Bộ tài chính
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 58/2021/TT-BTC ngày 12/7/2021. Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 158/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ. Về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh.
Theo quy định tại khoản 3, Điều 10, Thông tư số 58/2021/TT-BTC. Khi thực hiện giao dịch chứng khoán phái sinh, nhà đầu tư có trách nhiệm nộp đầy đủ ký quỹ ban đầu. Cho toàn bộ vị thế dự kiến mở cho thành viên bù trừ trước khi thực hiện giao dịch, ngoại trừ các giao dịch đối ứng.
Nhà đầu tư phải duy trì ký quỹ cho vị thế của mình và phải bổ sung ký quỹ. Khi giá trị tài sản ký quỹ xuống dưới mức ký quỹ yêu cầu. Hoặc số dư tiền gửi ký quỹ không đảm bảo tỷ lệ ký quỹ bằng tiền theo yêu cầu của thành viên bù trừ. Tùy vào điều kiện thị trường, thành viên bù trừ có quyền yêu cầu nhà đầu tư bổ sung ký quỹ ngay trong phiên giao dịch.
Nhà đầu tư được rút bớt tài sản ký quỹ nếu giá trị tài sản ký quỹ vượt quá mức ký quỹ yêu cầu do thành viên bù trừ quy định. Khi ký quỹ ban đầu hoặc bổ sung ký quỹ. Thành viên bù trừ được yêu cầu nhà đầu tư ký quỹ hoàn toàn bằng tiền hoặc cho phép nhà đầu tư sử dụng. Một phần tài sản ký quỹ là chứng khoán theo tỷ lệ ký quỹ bằng tiền do thành viên bù trừ quy định. Nhưng không thấp hơn tỷ lệ ký quỹ bằng tiền. Theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 158/2020/NĐ-CP. Về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh. Trong đó, quy định rõ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ. Thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh.
Cụ thể, theo Điều 9, Nghị định số 158/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Kể từ ngày 1/1/2021, công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Chỉ được cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh. Sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận. Đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh:
Một là, công ty chứng khoán được thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của mình. Khách hàng của mình và cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh. Cho thành viên không bù trừ và khách hàng của thành viên không bù trừ đó.
Hai là, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Chỉ được thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh. Cho chính ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.
Cũng theo Điều 9, Nghị định số 158/2020/NĐ-CP. Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh đối với công ty chứng khoán. Bao gồm: Được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán; Được phép hoạt động môi giới chứng khoán phái sinh;