Trong phân tích kỹ thuật thì biểu đồ hiển thị giá là điều đầu tiên mà nhà đầu tư cần biết. Hiểu được các loại giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất là vấn đề cơ bản nhất. Từ các biểu đồ này mới mở rộng phân tích bằng các công cụ kỹ thuật. Và dự đoán được xu hướng biến động sắp tới của mã chứng khoán mình đầu tư. Có 2 dạng biểu đồ trong chứng khoán là biểu đồ dạng đường và biểu đồ nến Nhật hiển thị giá của loại mã chứng khoán. Mỗi biểu đồ có ưu và nhược điểm riêng biệt.
Các biểu đồ trong chứng khoán
Đồ thị trong chứng khoán là điều nhà phân tích kỹ thuật nào cũng phải biết. Nếu nhà đầu tư biết nhận dạng phân loại được những biểu đồ chứng khoán này, ưu nhược điểm của chúng. Thì bản thân nhà đầu tư sẽ nhanh tiến bộ. Hai biểu đồ phổ biến nhất đó là: biểu đồ dạng đường (line chart), biểu đồ dạng nến Nhật (candlestick chart).
Biểu đồ chứng khoán dạng đường (Line Chart)
Biều đồ dạng đường thường lấy giá đóng của cửa các ngày giao dịch và nối chúng lại với nhau. Trong thị trường chứng khoán, khung thời gian thường ngắn hơn có thể là 5 phút, 15 phút hoặc 30 phút.
Ưu điểm:
- Dễ sử dụng và dễ nhận biết với người không chuyên
- Ít bị nhiễu bởi các biến động trong phiên, dễ nhận dạng đường xu hướng
Nhược điểm: Độ nhạy của thị trường chứng khoán hiện nay rất cao, mức độ chênh lệch lớn, biến động phức tạp. Nên nó mang lại hiệu quả thấp khi phân tích. Đặc biệt là để đầu tư ngắn hạn
Biểu đồ nến Nhật (Candlestick chart) trong chứng khoán
Đây là dạng biểu đồ cải tiến của biểu đồ dạng then chắn (Bar chart). Nó được người Nhật Bản khám phá và áp dụng trên thị trường chứng khoán của họ đầu tiên. Nó cũng thể hiện phạm vi biến động trong một ngày (khung thời gian) giao dịch. Được chia thành nến xanh (hoặc nến trắng) là nến tăng giá. Khi đó mức giá đóng cửa sẽ cao hơn mức giá mở cửa. Và nến đỏ (nến đen) là nến giảm giá, khi đó mức giá đóng cửa sẽ thấp hơn mức giá mở cửa. Ngoài ra cũng có mức giá cao nhất và thấp nhất.
Ưu điểm:
- Thể hiện rõ các mức giao động chứng khoán trong ngày
- Có thể tạo thành các nhóm nến (1-5 nến), để phục vụ giao dịch ngắn hạn và siêu ngắn hạn
- Sử dụng phổ biến tại Việt Nam
Nhược điểm: Sự phức tạp khi sử dụng
Các hạn chế của nến Nhật
Nến Nhật không hiển thị được diễn biến xu hướng của thị trường
Nếu bạn chỉ sử dụng duy nhất là công cụ nến Nhật. Bạn sẽ khó lòng có thể đọc được xu hướng thị trường đang diễn ra là gì. Chính vì thế, các trader hay kết hợp biểu đồ nến cùng với các chỉ báo khác nhau để cung cấp thông tin chính xác hơn. Cũng như lọc được các thông tin “fake” mà thị trường đang tạo ra để đánh lừa nhà giao dịch.
Khung thời gian càng nhỏ thông tin càng nhiễu
Mặc dù nến Nhật có thể cung cấp cho trader khá nhiều thông tin thú vị. Nhưng cái gì cũng có tính 2 mặt chính. Vì thế các khung nến càng nhỏ các thông tin càng dễ bị sai lệch và bị làm giả. Và đôi khi 1 trong 2 phe sẽ tạo ra các bẫy giá để dụ trader thiếu kinh nghiệm nhảy vào giao dịch. Nên cần xem đa khung thời gian cũng như kết hợp với các chỉ báo phân tích kỹ thuật khác. Để tránh rủi ro là điều cần thiết khi sử dụng biểu đồ nến Nhật.