Cùng nhau du lịch khám phá dãy núi lửa Nâm Kar

Khám phá dãy núi lửa Nâm Kar

Vài năm trở lại đây, giới mê du lịch và phượt truyền tai nhau rất nhiều về Công viên địa chất Đắk Nông, trong đó nổi bật là những hình ảnh và trải nghiệm của khách du lịch và những người đam mê khám phá 5 miệng núi lửa. Xe vẫn đang trên đường quốc lộ Xã Quảng Sơn Huyện Đăk Glong, nhìn từ bên tay phải có thể nhìn thấy độ cao của ngọn núi lửa phía dưới thung lũng, nhìn từ xa ngọn núi lửa giống như một cái bát úp. Những hình ảnh đẹp về miệng núi lửa trên mạng và giới thiệu khoa học về ngọn núi lửa tưởng như hàng triệu năm, thời đại này nhưng khi đến chân núi lửa thì hình bát úp chẳng khác gì cánh hoa của con người.

>>> Vẻ đẹp của thung lũng Phong Nậm

Sự hình thành dãy núi lửa Nâm Kar

Dãy núi lửa Nâm Kar được hình thành từ 3 núi lửa gồm một điểm nón than chính và hai nón than phụ. Điểm nón than chính cao 60 m, có đường kính 220m; miệng nhỏ sâu khoảng 20m tính từ đỉnh núi, có hình dạng oval điển hình. Điểm có độ cao 660m so với mực nước biển, được cấu tạo chủ yếu từ xỉ; mỗi viên xỉ có đường kính vài centimet.

Sự hình thành dãy núi lửa Nâm Kar
Sự hình thành dãy núi lửa Nâm Kar

Về hướng Bắc cách vài chục mét, là một nón xỉ nhỏ hơn (S1) cao 24,2m; và có độ cao 605m so với mặt nước biển, được thành tạo do quá trình phun nổ; gồm xỉ và bom núi lửa có đường kính khoảng 10cm kết dính với nhau. Nón xỉ này không có miệng trên đỉnh, thay vào đó là các hiện tượng thoát khí; tạo cấu trúc ống trong quá trình di chuyển và được ví như hình dáng của thân cây.

Về hướng Nam vài chục mét là miệng dung nham núi lửa thấp nhất (S2) cao 22,4m; và có độ cao 621m so với mực nước biển. Miệng núi lửa có hình móng ngựa do các pha phun trào dung nham ở các thời kỳ khác nhau; đồng thời hình thành nên cánh đồng dung nham có diện tích khoảng 4,75km2.

Đây là một dãy núi lửa rất trẻ

Nón than và nón xỉ được hình thành trong giai đoạn đầu của phun trào khi dung nham vẫn còn giàu khí và độ nhớt thấp; sớm hơn giai đoạn hình thành miệng dung nham núi lửa. Dung nham chứa khí gas phun trào vào không khí; vỡ từng mảnh và nguội lạnh nhanh chóng.

Hoạt động phun trào cũng tạo nên các bom núi lửa với nhiều hình dáng và kích cỡ khác nhau; đã tạo nên lớp màng thủy tinh do sự nguội lạnh quá nhanh chóng. Sau đó, khi dung nham bắt đầu ít khí gas và lỏng hơn; chúng dễ dàng chảy ra xa để tạo nên cánh đồng dung nham. Với hình dạng được bảo tồn khá nguyên vẹn, dãy núi lửa Nâm Kar được xem là núi lửa rất trẻ có niên đại dưới 10.000 năm tuổi.

Bảo lưu dấu tích văn hóa

Bảo lưu dấu tích văn hóa
Bảo lưu dấu tích văn hóa

Được biết, Công viên địa chất Đắk Nông có 5 miệng núi lửa âm; và dương với quy mô lớn lưu giữ lịch sử kiến tạo địa chất của lớp vỏ Trái Đất. Qua nhiều năm khảo sát và nghiên cứu đến tháng 9/2018; các nhà khoa học đã công bố tìm thấy những di tích của người tiền sử; có ít nhất 3 di cốt người cùng hàng vạn vỏ ốc biển, di vật bằng đá, gốm, xương, vỏ nhuyễn thể, mũi tên đồng…

Nơi đây, còn bảo lưu những dấu tích về văn hoá, mộ táng và hoạt động sống của bộ lạc thời tiền sử. Các di vật trên được xác định cách đây khoảng 6.000 – 7.000 năm; là những di tích cư trú đầu tiên về người tiền sử mà giới khoa học Việt Nam tìm thấy trong các hang động núi lửa.

Hầu hết các hang động ở đây đều có dạng hình ống và có ngã rẽ nối với nhau thành những vòng tròn. Trong đó, hang C7 có dạng hình ống, dài 1.066,5m là hang dung nham lúi nửa dài và lớn nhất Đông Nam Á; hang C3 với chiều dài 549m xếp thứ nhì và hang A1 dài 456,7m xếp thứ năm Đông Nam Á.

Truyền thuyết núi lửa Nâm Kar

Đồng bào M’nông trong khu vực hiện nay vẫn còn chuyền tai nhau về sự tích hình thành núi lửa Nâm Kar. Tương truyền, ngày xưa, trên đỉnh núi có một hồ nước rộng mênh mông và rất nhiều cá, cây cỏ xanh tốt. Biết được điều này, một chàng trai tìm đến bắt cá nướng ăn; mà không hề biết đây là cá do thần nuôi. Vì thế, khi vừa ăn xong con cá nướng, chàng trai cảm thấy ngứa ngáy toàn thân và khuôn mặt dần biến dạng; có đôi tai rất to và cái mũi rất dài, cái bụng phình to, thân hình vạm vỡ như con voi.

Truyền thuyết núi lửa Nâm Kar
Núi lửa Nâm Kar nhìn từ trên cao

Vì là người biến thành voi nên ăn rất khỏe; dân làng không đủ cơm để nuôi. Các già làng, thầy cúng liền nấu cơm nếp, bắp, đậu, củ sắn rải lên lá cây trúc để nhử voi đến ăn. Voi ăn đến đâu thì thầy cúng đọc thần chú đến đó; để voi nhớ rằng đó chính là thức ăn của mình.

Ngày nay, trên miệng ngọn núi lửa này vẫn có nước và cá sinh sống rất nhiều và đồng bào; trong vùng vẫn giữ nguyên tên gọi của ngọn núi này là Nâm Kar (có nghĩa là núi cá). Truyền thuyết về núi lửa Nâm Kar cũng chính là sự tích con voi; mà người M’nông thường kể trong sử thi để nhắc nhở; giáo dục con cháu không tự ý xâm hại đến tài nguyên thiên nhiên.

>>> Khám phá du lịch Thạch Sơn Thần

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *