Ngưỡng kháng cự và hỗ trợ cần được hiểu như thế nào?

Vùng kháng cự và vùng hỗ trợ trong chứng khoán

Với những ai giao dịch chứng khoán thì thuật ngữ ngưỡng kháng cự và hỗ trợ là rất thường gặp. Người ta có thể dễ dàng xác định 2 ngưỡng này. Thế nhưng để xác định chính xác và giao dịch hiệu quả thì lại không hề đơn giản chút nào. Có rất nhiều kiến thức cần học và luyện tập với 2 ngưỡng này trong đầu tư chứng khoán. Thế nên nội dung dưới đây sẽ hỗ trợ cho các nhà đầu tư bù đắp kiến thức cho bản thân. Mục tiêu đạt được lợi nhuận mong muốn trên thị trường đầy phức tạp này.

Kháng cự và hỗ trợ cần hiểu như thế nào?

Kháng cự và hỗ trợ là vùng giá mà tại vùng giá này nhà đầu tư kỳ vọng giá sẽ đảo chiều. Gặp ngưỡng kháng cự thì  có khả năng đảo chiều từ xu hướng tăng sang giảm. Gặp ngưỡng hỗ trợ thì có khả năng đảo chiều từ xu hướng giảm sang tăng.

Cách xác định kháng cự và hỗ trợ
Cách xác định kháng cự và hỗ trợ

Dấu hiệu nhận biết

Kháng cự và hỗ trợ là các vùng giá trong quá khứ mà tại đó giá đảo chiều hoặc di chuyển chậm lại trước khi tiếp tục xu hướng. Và hành vi đó có khả năng lặp lại trong tương lai.

Tại các vùng giá đi lên rồi sau đó điều chỉnh giảm trở lại thì vùng cao nhất trước khi điều chỉnh gọi là kháng cự (resistance). Ngược lại, khi thị trường có dấu hiệu tăng trở lại, vùng thấp nhất trước khi bắt đầu tăng trở lại sẽ trở thành hỗ trợ (support). Và thị trường càng biến động sẽ càng có nhiều mức hỗ trợ và kháng cự được tạo ra.

Xét về góc tâm lí, kháng cự là vùng giá mà các nhà đầu tư đang có tâm lí sợ hãi, ngược lại hỗ trợ là vùng giá mà các nhà đầu tư đang có tâm lí tham lam.

  • Tại các vùng kháng cự, tâm lí sợ hãi khiến các trader đã mua được ở vùng giá tốt sẽ chốt lời. Vì họ sợ giá sẽ giảm trở lại mất đi cơ số lãi
  • Tại các vùng hỗ trợ, tâm lí tham lam, tiếc nuối khi trước đấy không mua được ở vùng giá tốt. Giá quay về họ sẽ vồ vào mua lấy mua để, và kì vọng giá tăng ngay sau đó

Tìm hiểu thêm về bản chất và vai trò kháng cự – hỗ trợ

Kháng cự – hỗ trợ cứng: là những kháng cự hỗ trợ có độ chính xác cao. Thường kháng cự hỗ trợ cứng là kháng cự hỗ trợ của khung thời gian lớn như tháng năm. Nhưng tùy theo loại thị trường và thời gian mà bạn đang giao dịch kháng cự hỗ trợ cứng sẽ khác nhau. Bạn giao dịch trên khung 1h thì kháng cự hỗ trợ cứng có thể là kháng cự hỗ trợ của khung thời gian ngày. Hay bạn tham gia thị trường có chu kỳ lớn như chứng khoán, forex; thì cách xác định mức kháng cự hỗ trợ cứng sẽ khác thị trường chu kỳ thấp như crypto….

Kháng cự và hỗ trợ không thể hoặc 100% bị phá vỡ là không đúng. Thị trường không có việc gì là chắc chắn, nên mới gọi chứng khoán là trò chơi của xác suất. Kháng cự và hỗ trợ sinh ra là để kiểm tra tâm lý, kỳ vọng của nhà đầu tư ở hiện tại về tương lai. Nên quan niệm kháng cự và hỗ trợ không thể bị phá vỡ hoặc chắc chắn phá vỡ là sai lầm.

Ngưỡng kháng cự – hỗ trợ không phải là điểm-ngưỡng-mốc mà là vùng giá hỗ trợ kháng cự. Tại sao gọi là vùng vì kháng cự hỗ trợ được hình thành trên tập hợp điểm gần nhau. Mà nơi đó giá có thể đảo chiều nên không có một mức giá chính xác nào thể hiện giá kháng cự hỗ trợ. Có chăng thì đó là một vùng giá.

Dấu hiệu nhận biết kháng cự và hỗ trợ
Dấu hiệu nhận biết kháng cự và hỗ trợ

Các loại kháng cự hỗ trợ cơ bản trong phân tích chứng khoán

Các vùng giá đảo chiều cũ: hay còn gọi là đáy và đỉnh. Các nhà PTKT thường theo một quan niệm giá sẽ lập lại theo quá khứ. Nên lúc này họ dựa vào hành động của quá khứ để đưa ra phán đoán cho tương lai.

Vùng giá tròn: là các vùng giá của cổ phiếu, hàng hóa sẽ tròn

Trendline – đường xu hướng: Cũng là một loại kháng cự hỗ trợ. Trendline hình thành bằng việc nối hai đỉnh hoặc hai đáy gần nhất của của một xu hướng lại với nhau. Nếu đường nối hai đỉnh hướng xuống ta có một xu hướng giảm. Nếu đường nối hai đáy hướng lên ta có một xu hướng tăng. Một kênh giá tham khảo có thể hình thành từ 2 đường trendline đường trên nối các đỉnh, đường dưới nối các đáy. Nếu vậy ta có bốn trường hợp cho kênh giá tạo bởi 2 đường trendline.

Kháng cự và hỗ trợ chuyển đổi cho nhau. Một ngưỡng kháng cự sau khi bị phá vỡ có thể thành ngưỡng hỗ trợ. Và ngược lại ngưỡng hỗ trợ sau khi bị phá vỡ  trở thành ngưỡng  kháng cự.

Lời kết

Đến đây có lẽ rằng bạn đã hiểu được vùng kháng cự hỗ trợ là gì? cách vẽ vùng kháng cự hỗ trợ như thế nào? Các loại kháng cự hỗ trợ. Sử dụng kháng cự hỗ trợ vào giao dịch chứng khoán, cổ phiếu,… chứng khoán bạn có thể thua 9 lần thắng một lần bạn vẫn có lợi nhuận. Kháng cự hỗ trợ là công cụ tuyệt vời cho việc đó vì nó đưa ta một tỷ lệ lãi lỗ tốt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *