Làm thế nào để quản trị cảm xúc hiệu quả trong đầu tư chứng khoán?

Làm thế nào để quản trị cảm xúc hiệu quả trong đầu tư chứng khoán?

Đối với một nhà đầu tư thì đối thủ nặng ký nhất không ai khác ngoài bản thân mình. Bản thân ta luôn tự suy nghĩ và tìm cách chứng minh rằng những quyết định đầu tư của bản thân là hoàn toàn chính xác. Đặc biệt nhiều người không thể tự kiểm soát được bản thân mình. Tất cả cảm xúc và bản năng bên trong chúng ta giúp cho chúng ta gặt hái được thành công trong các giao dịch đầu tư. Vậy làm thế nào để ta có thể quản trị cảm xúc một cách hiệu quả nhất. Hãy cùng ewrinfo.com tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết bên dưới nhé!

Quản trị cảm xúc là gì?

Khái niệm chung

Cảm xúc của mỗi người là hình thức biểu đạt tâm trạng, thái độ của con người đối với một sự vật, hiện tượng nào đó khách quan. Trong cuộc sống, con người thường bị chi phối, ảnh hưởng bởi những cảm xúc tiêu cực nhưng lại muốn hướng đến những cảm xúc tích cực hơn. Hiểu và nắm bắt được cảm xúc của bản thân sẽ giúp bạn có cách thể hiện suy nghĩ với người khác. Nhận diện được cảm xúc hiện tại của chính mình, bạn sẽ điều khiển được cảm xúc theo trị trí, cân nhắc hành vi, lời nói để không mắc phải những sai lầm đáng tiếc. Quản trị cảm xúc cá nhân tốt giúp con người cư xử đúng mực; và giữ gìn các mối quan hệ tốt đẹp.

Quản trị cảm xúc là gì?
Quản trị cảm xúc là gì?

Quản trị cảm xúc trong đầu tư chứng khoán

Khi cổ phiếu tăng giá, lợi nhuận tốt, chúng ta cảm thấy vui sướng, hạnh phúc. Ngược lại, khi thua lỗ, chúng ta thấy buồn bã, lo lắng. Đây đều là những trạng thái tâm lý mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng từng trải qua.

Song khác biệt giữa nhà đầu tư chuyên nghiệp và nhà đầu tư nghiệp dư là cách họ kiểm soát cảm xúc của mình. Trong khi các nhà đầu tư chuyên nghiệp biết cách điều khiển cảm xúc cá nhân, không để cảm xúc tác động tới quyết định thì phần lớn các nhà đầu tư cá nhân thường xuyên đối mặt với việc hưng phấn quá mức hay lo lắng quá mức. Và đây chính là khởi nguồn cho những quyết định có thể khiến bạn càng lúc càng thua lỗ nhiều hơn.

Cội nguồn của cảm xúc trong đầu tư

Chắc hẳn bạn từng nghe một chuyên gia đầu tư nào đó nói rằng “Hãy gạt bỏ cảm xúc khi đầu tư” hay đưa cảm xúc vào đầu tư là rất tai hại. Những lời khuyên đó rất đúng nhưng thực tế, việc gạt bỏ cảm xúc ra khỏi tâm trí là điều vô cùng khó, ngay cả với nhà đầu tư chuyên nghiệp. Vậy nên, thay vì tìm cách gạt đi những cảm xúc rất đỗi bình thường ấy, chúng ta cần có một chiến lược để quản trị cảm xúc.

Trước tiên, hãy cùng điểm qua một số loại cảm xúc cơ bản mà bạn sẽ trải qua khi đầu tư. Đó là: hạnh phúc/hưng phấn – buồn bã/lo lắng – sợ/tự ti – tự tin/tự hào – tức giận/phẫn nộ – thiếu kiên nhẫn…

Hạnh phúc/ hưng phấn

Cội nguồn của cảm xúc trong đầu tư là gì?
Cội nguồn của cảm xúc trong đầu tư là gì?

Sự hạnh phúc đến khi ta có cảm giác đang chiến thắng. Và nó sẽ trở thành sự hưng phấn khi chiến thắng được lặp lại nhiều lần. Buồn bã/lo lắng xuất hiện khi ta nếm trải thất bại. Tiền trong tài khoản cứ dần mất đi sau những phiên giao dịch. Khi thất bại liên tiếp, trạng thái sợ sệt, tự ti sẽ xảy đến; khiến bạn chần chừ không dám đặt lệnh vì sợ sẽ lại mất tiền. Ngược lại, nếu thắng trong một thời gian dài, bạn có thể cảm thấy mình thật tài giỏi. Bạn là thiên tài đầu tư nên rất tự tin khi giao dịch. Không nghĩ tới việc có thể thua lỗ.

Sợ bỏ mất cơ hội

Tâm lý sợ bỏ mất cơ hội sẽ khiến bạn trở nên thiếu kiên nhẫn. Từ đó dẫn tới việc hấp tấp, vội vàng mua/bán cổ phiếu mà không cân nhắc kỹ. Và bạn sẽ cảm thấy tức giận hay phẫn nộ khi thị trường diễn ra không đúng dự đoán; hoặc đang trải qua chuỗi những lệnh thua liên tiếp vượt quá khả năng chịu đựng.

Sự kỳ vọng

Và gốc rễ của những cảm xúc này là gì? Đó chính là sự kỳ vọng. Khi đầu tư chứng khoán, chúng ta đều kỳ vọng vào một mức lợi nhuận nào đó. Nếu mọi thứ diễn ra đúng theo ý của ta, ta sẽ thấy vui vẻ. Nếu không, chúng ta sẽ cảm thấy buồn bã, lo âu. Kỳ vọng càng lớn thì thất vọng cũng sẽ càng nhiều.

Làm thế nào để có thể quản trị cảm xúc hiệu quả?

Làm thế nào để có thể quản trị cảm xúc hiệu quả?
Làm thế nào để có thể quản trị cảm xúc hiệu quả?

Bởi vì sự mất kiểm soát cảm xúc đến từ việc kỳ vọng được hoặc không được đáp ứng. Do đó, điều đầu tiên mà nhà đầu tư nên làm đó là đặt ra mức kỳ vọng phù hợp. Nghĩa là nó phải xuất phát từ việc nghiên cứu, phân tích khách quan, dựa trên thực tế của thị trường, của doanh nghiệp. Và từ chính khả năng của nhà đầu tư chứ không phải một mức lợi nhuận đáng mơ ước mà ai đó đã đạt được. Hãy nhớ rằng tiềm năng hay rủi ro của thị trường không bị chi phối bởi suy nghĩ của một cá nhân nào.

Nhà đầu tư cần phải nghĩ ra nhiều kịch bản của thị trường. Ngay cả khi thị trường đang có diễn biến tích cực. Và có kế hoạch cho từng kịch bản đó để không rơi vào trạng thái bị động. Hãy luôn chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

Mặt khác, hãy giữ cho mình sự cân bằng. Không để bản thân rơi vào các trạng thái hưng phấn thái quá; hay chán nản cực độ. Thay vì hàng ngày hàng giờ cập nhật giá cổ phiếu. Nếu là nhà đầu tư chuyên nghiệp, bạn nên dành thời gian để nghiên cứu sâu hơn nữa. Còn với nhà đầu tư nghiệp dư, bạn nên tập trung vào công việc hiện tại để tiếp tục nâng cao kiến thức, kinh nghiệm.

Đầu tư sẽ khó tránh khỏi những quyết định, phán đoán đúng – sai. Chỉ có liên tục học hỏi, rút kinh nghiệm, cải thiện năng lực, tư duy thì thì mới tiến bộ. Và thành công sẽ chỉ đến với những ai chăm chỉ rèn luyện, kiên nhẫn; biết đứng lên sau thất bại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *