Phân tích kỹ thuật và các mô hình thường gặp

Phân tích kỹ thuật trong chứng khoán

Phân tích kỹ thuật là một trường phái trong giao dịch chứng khoán. Cùng với phân tích cơ bản, nó cung cấp cho nhà đầu tư một dự đoán về xu hướng biến động giá. Căn cứ vào kết quả phân tích mà họ đặt lệnh mua hoặc bán, chốt lời và cắt lỗ hợp lý. Có nhiều công cụ và mô hình kỹ thuật trong giao dịch chứng khoán hỗ trợ cho các nhà đầu tư. Có thể lựa chọn một hoặc một vài công cụ và mô hình để phân tích trend. Thế nhưng điều trước hết mà nhà đầu tư cần làm là bổ sung kiến thức vững chắc cho bản thân.

Phân tích kỹ thuật là gì?

Phân tích kỹ thuật (Technical analysis) là phương pháp dựa vào biểu đồ, đồ thị diễn biến giá cả và khối lượng giao dịch của cổ phiếu. Nhằm phân tích các biến động cung –  cầu đối với cổ phiếu. Để giúp cho nhà đầu tư quyết định thời điểm nên mua vào, bán ra hay giữ cổ phiếu trên thị trường.

Nếu như phân tích cơ bản (fundmental analysis) – PTCB được sử dụng để đánh giá giá trị của một cổ phiếu dựa trên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thì phân tích kỹ thuật (PTKT) tập trung vào việc nghiên cứu giá cả chứng khoán và khối lượng giao dịch.

Đầu tư chứng khoán theo phân tích kỹ thuật
Đầu tư chứng khoán theo phân tích kỹ thuật

Vai trò của phân tích kỹ thuật

  • Công cụ báo động: cảnh báo sự phá vỡ các ngưỡng an toàn gồm hỗ trợ & kháng cự. Và thiết lập nên các ngưỡng an toàn mới. Hay nói cách khác là thiết lập mức giá mới thực sự. Thay vì dao động quanh một mức giá cũ. Đối với trader, việc nhận biết các dấu hiệu về sự thay đổi mức giá càng sớm; sẽ giúp cho họ sớm có hành động mua vào hoặc bán ra kịp thời
  • Công cụ xác nhận: Mỗi phương pháp PTKT được sử dụng kết hợp với các PTKT khác hoặc các phương pháp PTCB; để đánh giá về xu thế của giá chứng khoán. Việc kết hợp và bổ trợ lẫn nhau giữa các phương pháp kỹ thuật khác nhau giúp nhà đầu tư có được kết luận chính xác và tối ưu hơn
  • Công cụ dự đoán: Nhà đầu tư sử dụng các kết luận của PTKT để dự đoán giá tương lai. Với kỳ vọng về khả năng dự đoán tốt hơn

Mô hình phân tích kỹ thuật: khoảng trống GAP

Khoảng trống Gap xảy ra khi giá mở cửa cao hơn hoặc thấp hơn rất nhiều so với giá đóng cửa ngày trước đó. Khi đó, giá mới thể hiện vai trò quan trọng của mình. Nó sẽ thể hiện vai trò hỗ trợ khi giá tăng cao và kháng cự khi giá xuống thấp. Đặc biệt xảy ra với khối lượng giao dịch lớn, khi đó độ tin cậy ý nghĩa càng cao.

Mô hình khoảng trống GAP
Mô hình khoảng trống GAP

Mô hình vai đầu vai và vai đầu vai đảo ngược trong phân tích kỹ thuật

Mô hình vai đầu vai thuận và vai đầu vai đảo ngược là một mô hình mạnh mẽ trong phân tích kỹ thuật. Nó thể hiện sự đảo chiều xu hướng. Khi mô hình vai đầu vai xảy ra, nhà đầu tư cân nhắc bán cổ phiếu càng nhanh càng tốt. Ngược lại nếu mô hình vai đầu vai đảo ngược thì có thể xem xét mua vào khi giá vượt qua điểm Breakout.

Mô hình 3 đỉnh –  3 đáy và mô hình 2 đỉnh 2-đáy

Mô hình 3 đỉnh, 3 đáy, thực chất đây là biến thế của mô hình vai đầu vai. Chỉ khác nhau là các đỉnh vai-đầu-vai đều bằng nhau, tức là chúng cùng mức giá.

Mô hình 2 đỉnh – 2 đáy thì tương tự mô hình 3 đỉnh – 3 đáy. Chỉ khác thay bằng 2 đỉnh 2 đáy thôi.

Khi giá vượt qua đường gạch đứt ngang thì xu hướng mới sẽ được hình thành. Mục tiêu giá  tiếp theo bằng khoảng cách giữa đường gạch ngang liền nét và đường gạch ngang đứt quãng.

Mô hình cốc và tay cầm

Mô hình cốc và tay cầm nằm ở cách lựa chọn cổ phiếu CAN-SLIM. Ông gọi vậy vì nó giống cái cốc (tách) uống nước. Bên cốc là bên sâu và rộng hơn, bên tay cầm thì bên ngắn và nông hơn. Bên Cốc thường kéo dài 3-6 tháng, bên tay cầm kéo dài dưới 1 tháng. Điểm mua là điểm phá vỡ hay break-out. Mức giá vươn tới trung bình là 34% (Bulkowski -2005) hoặc tăng thêm bằng 50% khoảng cách giữa đáy cốc và thành cốc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *