Thời hạn trả nợ của các doanh nghiệp được ngân hàng nhà nước cơ cấu lại

Ngân hàng nhà nước

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức cho phép các ngân hàng được gia hạn thời gian cơ cấu lại nợ thêm 6 tháng kể từ quy định cũ đến ngày 30/6/2022. Do đó, việc cơ cấu lại nợ sẽ áp dụng đối với số dư nợ phát sinh từ hoạt động vay, cho thuê tài chính trước ngày 01 tháng 8 năm 2021 (không trước ngày 10 tháng 6 năm 2020); từ ngày 23 tháng 01 năm 2020 đến ngày 30 tháng 6 năm 2022. Số dư nợ phát sinh từ nghĩa vụ trả nợ gốc hoặc lãi (Thông tư 03 quy định từ 23/01/2020 đến 31/12/2021).

Ngân hàng nhà nước cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Ngân hàng nhà nước cơ cấu lại thời hạn trả nợ
Ngân hàng nhà nước cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Ngày 7/9, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 14/2021/TT-NHNN sửa đổi; bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí; giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Theo đó, Điều 4 của Thông tư quy định, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ gốc hoặc lãi của khoản nợ; (bao gồm cả các khoản nợ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ; về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; (đã được sửa đổi, bổ sung) khi đáp ứng đầy đủ một số điều kiện cụ thể.

Điều kiện cần đáp ứng

Thứ nhất, dư nợ phát sinh trước ngày 1/8/2021 từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính.

Thứ hai, phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến ngày 30/6/2022.

Thứ 3, số dư nợ của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ khi thuộc một trong các trường hợp; số dư nợ còn trong hạn hoặc quá hạn đến 10 ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán; thời hạn trả nợ theo hợp đồng, thoả thuận.

Bên cạnh đó, số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 23/1/2020; và quá hạn trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến ngày 29/3/2020.

Đồng thời, số dư nợ của khoản nợ phát sinh từ ngày 23/1/2020 đến trước ngày 10/6/2020; và quá hạn trước ngày 17/5/2021; số dư nợ của khoản nợ phát sinh từ ngày 10/6/2020 đến trước ngày 1/8/2021; và quá hạn từ ngày 17/7/2021 đến trước ngày 7/9/2021.

Miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ khoản nợ phát sinh trước ngày 1/8

Miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ khoản nợ phát sinh trước ngày 1/8
Miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ khoản nợ phát sinh trước ngày 1/8

Ngân hàng Nhà nước cho biết, khách hàng được tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân nước ngoài đánh giá không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc; hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm do ảnh hưởng bởi dịch.

Thông tư quy định, thời hạn cơ cấu lại thời hạn trả nợ kể cả trường hợp gia hạn nợ; phù hợp với mức độ ảnh hưởng của dịch đối với khách hàng và không vượt quá 12 tháng kể từ ngày tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ; hoặc kể từ ngày đến hạn của từng số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Cũng theo Thông tư, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định việc miễn, giảm lãi, phí; theo quy định nội bộ đối với số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 1/8; từ hoạt động cấp tín dụng mà nghĩa vụ trả nợ gốc hoặc lãi đến hạn thanh toán; trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến ngày 30/6/2022; và khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và lãi theo hợp đồng; thỏa thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi dịch.

Kết luận

Theo giải thích trước đó của Ngân hàng Nhà nước, việc gia hạn thời gian cơ cấu nợ thêm 6 tháng; là do căn cứ vào kế hoạch tiêm chủng và kế hoạch kiểm soát dịch bệnh của Chính phủ.

Tại dự thảo thông tư lần 1 lấy ý kiến các đơn vị trong Ngân hàng Nhà nước; cơ quan Thanh tra Giám sát ngân hàng đã đánh giá và đề xuất việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí; và giữ nguyên nhóm nợ được áp dụng đối với số dư nợ phát sinh trong khoảng thời gian từ 23/1/2020 đến ngày 30/6/2022 là phù hợp nhằm hỗ trợ tốt hơn cho các doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng với dịch, theo đó, khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 sẽ có thêm khoảng thời gian 6 tháng để phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Như vậy, về cơ bản, Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên những nội dung đề xuất tại dự thảo thông tư được công bố trước đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *