Nhà đầu tư tìm đến chiến lược phái sinh, lo ngại đà tăng “nóng” năm nay sắp kết thúc

Nhà đầu tư lo ngại đà tăng “nóng” năm nay sắp kết thúc

Nhiều nhà đầu tư sợ thị trường đi xuống, đang ngày càng tìm đến chiến lược phái sinh. Mục đích của việc này là để phòng hộ nguy cơ suy giảm của Phố Wall với lo ngại rằng đà tăng “nóng” thị trường phái sinh trong năm nay sắp kết thúc. Vậy các nhà đầu tư đang tiến hành hoạt động này như thế nào? Giới ngân hàng đang có chiến lược ra sao? Sau đây, bài viết dưới đây của ewrinfo chúng tôi xin được chia sẻ chi tiết đến bạn chủ đề này nhé.

Sợ thị trường đi xuống, nhà đầu tư Mỹ tăng cường phòng hộ bằng phái sinh

Các nhà quản lý tiền tệ của tổ chức lớn đã cho thấy sự thận trọng trong vài tuần gần đây. Chuyển sang lựa chọn những quỹ có kết quả hoạt động tốt trong điều kiện kinh tế hoặc thị trường khó khăn hơn. Giờ đây, họ còn tìm cách bảo vệ thành quả hai con số đạt được năm nay. Trong lúc vẫn đầu tư vào thị trường, do lo ngại liên quan đà lây lan của biến chủng Delta. Và tăng trưởng toàn cầu chững lại.

“Nhà đầu tư cần và muốn tham gia thị trường cổ phiếu. Nhưng không muốn đón nhận toàn bộ rủi ro từ các thị trường đều đã ở đỉnh lịch sử”. Paul Stewart, nhà quản lý danh mục đầu tư tại Gateway Investment Advisors, nói.

Nhà đầu tư lo ngại thị trường phái sinh đi xuống
Nhà đầu tư lo ngại thị trường phái sinh đi xuống

Gateway điều hành một trong những quỹ “call overwriting” lớn nhất. Bán quyền chọn liên quan chỉ số S&P 500 hoặc cổ phiếu đơn lẻ để củng cố danh mục đầu tư. Với chiến lược call overwriting, nhà đầu tư tổ chức sẽ bán một quyền chọn mua liên quan cổ phiếu đang nắm giữ với giá thực hiện thường cao hơn giá hiện tại.

Trong trường hợp giá cổ phiếu đi ngang hoặc thậm chí giảm. Bên mua không thực hiện quyền, quỹ call overwriting vẫn thu về một khoản phí từ bán quyền chọn, củng cố lợi nhuận.

Năm nay, chiến lược này bị tụt lại so với thị trường chứng khoán nói chung. S&P 500 tăng hơn 20% nhưng chỉ số CBOE S&P 500 buy-write – theo dõi chiến lược bán quyền chọn mua – chỉ tăng 14,5%.

Giới ngân hàng cũng đang có xu hướng phòng hộ bằng phái sinh

Các quỹ call overwriting ghi nhận dòng tiền vào tháng 7 lớn nhất kể từ năm 2012. Theo ngân hàng đầu tư Barclays. JPMorgan Asset Management hồi đầu năm phải dừng đón nhận nhà đầu tư mới. Vào một quỹ phòng hộ cổ phiếu của công ty do dòng vốn vào quá mạnh.

“Thị trường chứng khoán tăng 20% kể từ đầu năm”, Michael Purves, nhà sáng lập Tallbacken Capital, nói. “Mọi người cho biết họ vẫn thích câu chuyện của thị trường nhưng mọi thứ sẽ không còn tốt như trước”.

James Masserio, đồng trưởng bộ phận cổ phiếu và phái sinh cổ phiếu thị trường Mỹ tại Société Général. Nói quầy giao dịch của ngân hàng tiếp nhận ngày càng nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư. Muốn bán hợp đồng quyền chọn đối với cổ phiếu họ nắm giữ hoặc sắp mua. “Đó vẫn là một chiến lược giá lên”, theo Masserio. “Bạn hy vọng thị trường tăng, chỉ là tăng theo một cách có kiểm soát”.

Rish Bhandari, nhà quản lý danh mục đầu tư cấp cao tại quỹ phòng hộ Capstone. Nói lực cầu đặc biệt nhiều từ các quỹ hưu trí công. Và của doanh nghiệp bởi tài sản của họ đã tăng theo đà tăng của thị trường. Điều này khiến một số muốn sử dụng call overwriting. Bởi họ đang có hiệu quả tốt nhất kể từ khủng hoảng tài chính năm 2008, theo số liệu từ Milliman.

Tuy nhiên, nếu thị trường tăng giá vượt giá thực hiện trong các quyền chọn mua. Và các quỹ hưu trí buộc phải thực hiện nghĩa vụ. Lợi nhuận của họ sẽ bị giới hạn và lượng cổ phiếu nắm giữ giảm theo, Bhandari bổ sung.

Tạo lập những nền tảng quan trọng cho thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam

Chúng ta đã tạo lập những nền tảng quan trọng cho thị trường chứng khoán (TTCK) phái sinh phát triển sau 4 năm hoạt động
Chúng ta đã tạo lập những nền tảng quan trọng cho thị trường chứng khoán (TTCK) phái sinh phát triển sau 4 năm hoạt động

Sau 4 năm vận hành, đến nay, chúng ta đã tạo lập những nền tảng quan trọng cho thị trường chứng khoán (TTCK) phái sinh phát triển. Qua đó, đánh dấu bước tiến quan trọng của Việt Nam trong việc quản lý. Và vận hành một thị trường giao dịch sản phẩm mới cũng như cung cấp công cụ đầu tư. Phòng ngừa rủi ro hiệu quả đối với chứng khoán trên thị trường cơ sở.

Phát triển TTCK phái sinh được xem là xu thế tất yếu đối với thị trường Việt Nam, góp phần hoàn thiện cơ cấu thị trường cũng như cấu trúc hoạt động theo thông lệ quốc tế. Đây cũng là xu thế phát triển chung của TTCK thế giới. Số liệu thống kê cho thấy, trong số hơn 100 TTCK trên thế giới và trong khu vực, hiện có khoảng 40 TTCK phái sinh được đưa vào vận hành và có tốc độ tăng trưởng ổn định qua nhiều năm.

Tại Việt Nam, ngày 10/8/2017, TTCK phái sinh chính thức khai trương hoạt động, đánh dấu bước phát triển quan trọng của TTCK Việt Nam trong việc quản lý và vận hành một thị trường giao dịch sản phẩm mới, một kênh đầu tư mới, đồng thời cung cấp công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả đối với chứng khoán trên thị trường cơ sở.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *